Mua sắm thiết bị y tế trong trường hợp cấp bách: Được chỉ định thầu

0:00 / 0:00
0:00
Trang thiết bị y tế đang rất cần thiết cho cuộc chiến chống dịch COVID - 19
Trang thiết bị y tế đang rất cần thiết cho cuộc chiến chống dịch COVID - 19
TP - Trước tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, dư luận xã hội đang dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề đầu tư mua sắm công, đặc biệt đối với các thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Chiều 28/5, trao đổi với phóng viên Tiền Phong về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, yêu cầu, Bộ Tài chính đã ra văn bản gửi các địa phương, hướng dẫn cụ thể về việc mua sắm trong điều kiện dịch bệnh COVID-19. Qua đó đã hướng dẫn rõ hơn về vấn đề mua sắm phương tiện, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, với đầy đủ quy trình thực hiện, tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu ra sao…

“Trong điều kiện dịch bệnh đặc biệt, cấp bách, các địa phương được chỉ định thầu đối với các gói thầu mua sắm thuộc phạm vi quản lý để triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19. Mình cứ làm trong sáng, đàng hoàng, đừng tư lợi là được. Cứ làm vì cái tâm, vì công việc, vì trách nhiệm của mình với người bệnh, với xã hội trong điều kiện hiện nay. Văn bản gửi đến, tôi luôn xem xét, trả lời ngay. Như trong chiều 28/5, tôi đã ký công văn, đồng ý để Bộ Y tế mua ngay 4 ô tô xét nghiệm lưu động. Chống dịch như chống giặc, để mất thời cơ là hỏng”, ông Hồ Đức Phớc nói.

Trước đó, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 27/5, đại diện Chính phủ, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020. Trong đó, hạn chế được Chính phủ chỉ ra là việc tổ chức, triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật ở một số bộ, ngành, địa phương còn chậm, chưa triển khai đầy đủ các nội dung theo quy định. Còn xảy ra vi phạm trong đấu thầu mua sắm tài sản công ở một số cơ quan, đơn vị. Báo cáo viện dẫn vụ án hình sự “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, xảy ra vào tháng 4/2020; vụ án hình sự "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại UBND thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan…

Lúng túng trong việc mua sắm công

Cho ý kiến về việc này tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, cần chú ý tháo gỡ những ách tắc liên quan đến các nút thắt, điểm nghẽn trong quy hoạch, đầu tư, hoạt động xây dựng, kinh doanh, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đặc biệt là mua sắm công. Các bộ, ngành, địa phương đều đang bị ách tắc, đặc biệt, khi có dịch COVID - 19 thì rất lúng túng trong việc mua sắm công, thậm chí đã có sai phạm phải khởi tố, như vụ CDC Hà Nội và một số nơi khác.

“Dịch bệnh thế này, năng lực xét nghiệm thấp, nhưng chỗ nào cũng sợ mua sắm, sợ sai. Đó là thực tế chúng ta cần nhìn thẳng. Sai phạm cá nhân, tập thể rõ rồi, nhưng vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước phải xem lại, phải tháo gỡ khó khăn, tháo gỡ điểm nghẽn… Đừng để vừa mất tiền, vừa mất người ở đây”, ông Huệ nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.