Anh Trịnh Văn Phương (khối Yên Khánh, thị trấn Nam Đàn) cho biết, muốn được di dời đến vùng khác sống, “ở Yên Khánh này cứ mưa sạt lở, ngày càng nghiêm trọng, đe dọa mạng sống của chúng tôi”.
Có 4 hộ gia đình bị sạt lở trầm trọng, tại hai khối Yên Khánh và Sa Nam thuộc diện phải di dời khẩn cấp. Trước tình thế đó, các hộ dân phải dùng cọc tre, gỗ chống đỡ dưới nền đường, lót các tấm gỗ để đi lại, nhằm làm giảm tác động lên nền đường.
Những cọc tre gỗ chằng chống chỉ là biện pháp tức thời nhưng mỗi khi mưa đến, những ngôi nhà bị sạt lở nghiêm trọng như thế này có thể bị đổ sập bất cứ lúc nào.
“Nguyện vọng của các hộ dân là được di dời đến nơi an toàn, nếu không tại khu vực bị sạt lở, có nguy cơ bị sạt lở được xây kè để không phải thấp thỏm lo sợ nhà sập mỗi khi mùa mưa lũ về”, bà Nguyễn Thị Thanh, khối Sa Nam nói.
Hàng chục hộ dân ven sông Đào (thị trấn Nam Đàn) và nỗi lo bị sông nuốt nhà.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND thị trấn Nam Đàn cho hay: “Thời điểm xảy ra mưa lớn, chúng tôi huy động lực lượng, phương tiện tối đa hỗ trợ, di dời người dân khu vực có nguy cơ sạt lở hai bên sông Đào đến nơi an toàn. Tuy nhiên do mấy ngày gần đây, mưa lớn nên công tác khắc phục, gia cố của các hộ gia đình bị sạt lở gặp rất nhiều khó khăn. Phía chính quyền đã báo cáo lên cấp trên để xây dựng bờ kè hai bên sông Đào để đả bảo an toàn lâu dài cho các hộ dân bị ảnh hưởng”.
Cận cảnh một ngôi nhà ở thị trấn Nam Đàn bị khoét sâu, rất nguy hiểm.
Một đoạn đường bê tông bị sạt lở nghiêm trọng.