Một năm nhìn lại của giáo dục

Một năm nhìn lại của giáo dục
09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 05 nhóm giải pháp cơ bản được ngành giáo dục thực hiện trong từng năm, từng giai đoạn. Những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong năm 2017 đã có tác động sâu rộng đến nhận thức cũng như hành động của toàn ngành, tạo nên những bước chuyển biến tích cực.

Với 9 nhiệm vụ, nhiệm vụ đầu tiên là  Bộ GD&ĐT đã rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo. Trong đó, Bộ đã hoàn thành xây dựng bộ chuẩn quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông cấp tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ.

Rà soát, xây dựng quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm thông qua bộ chỉ số đánh giá năng lực đào tạo của các trường sư phạm do Chương trình phát triển các trường sư phạm (Chương trình ETEP) xây dựng.

Hoàn thành dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường đại học, trình Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện theo tinh thần của Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và Luật quy hoạch vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4.

Với nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025, định hướng 2030. Cùng với đó là thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục...

Chỉ đạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh nghiên cứu dự báo nhu cầu giáo viên giai đoạn 2017-2025.

Nhiệm vụ phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông tại 10 tỉnh/thành phố; đánh giá tình hình triển khai thí điểm mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương, mô hình phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trường THCS, THPT đào tạo kỹ năng nghề trong chương trình hướng nghiệp, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.

Bộ GD&ĐT đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025.

Ban hành quy chế thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam; tiếp tục triển khai dạy học chương trình tiếng Anh 10 năm và tiếng Anh tăng cường; giao 10 đơn vị nòng cốt về đào tạo giáo viên ngoại ngữ phối hợp với các Sở GD&ĐT triển khai bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ các cấp phổ thông.

Ngoài 35 chương trình tiên tiến, một số trường đại học đã thực hiện các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, chương trình chất lượng cao dạy hoàn toàn hoặc một số môn học bằng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác.

Đối với giáo dục ĐH, chủ trương đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục được triển khai sâu rộng theo Nghị quyết 77 của Chính phủ.  Đến nay, đã có 23 cơ sở giáo dục ĐH công lập được thí điểm tự chủ.

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP và triển khai Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII, Bộ đang hoàn thiện để trình Chính phủ Nghị định quy định về cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập.

Ngoài ra còn một số nhiệm vụ khác cũng được Bộ GD&ĐT thực hiện đạt kết quả như mong đợi.

246 trường ĐH, CĐ, TC  đã hoàn thành tự đánh giá

Với  05 nhóm giải pháp cơ bản, Bộ GD&ĐT cũng cho biết  năm 2017, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền 69 văn bản thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo. Tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác phối hợp chỉ đạo điều hành, chủ động nắm bắt tình hình địa phương, cơ sở đào tạo và tham mưu lãnh đạo Bộ chỉ đạo kịp thời. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành; trong dạy học và nghiên cứu khoa học; triển khai các hệ thống quản lý văn bản đi, đến, số hóa quy trình xử lý văn bản nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí; triển khai các dịch vụ công trực tuyến để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục. Đã tiến hành thanh tra hành chính tại một số đơn vị thuộc bộ, trực thuộc Bộ. Qua thanh tra đã phát hiện, lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính đối với một số cơ sở giáo dục vi phạm về lạm thu, dạy thêm học thêm, chế độ chính sách đối với nhà giáo, người lao động.

Công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục trong năm 2017 cũng được Bộ GD&ĐT tăng cường.

Chỉ đạo các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học. Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 được các địa phương, các cơ sở giáo dục đại học phối hợp chuẩn bị kỹ lưỡng và tổ chức thành công, đảm bảo an toàn, nghiêm túc, khách quan, trung thực nhưng nhẹ nhàng, giảm áp lực, giảm tốn kém đối với người dân và xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh. Công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2017 cũng đã đạt được tiêu chí là thuận lợi, nhẹ nhàng, tiết kiệm, nghiêm túc và hiệu quả.

Bộ GD&ĐT đã ban hành quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng tiếp cận xu hướng mới của Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA), trong đó quy định rõ về việc sử dụng kết quả kiểm định chất lượng giáo dục. Chỉ đạo các Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục triển khai việc thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục đại học một cách độc lập và công bố thông tin cho toàn xã hội được biết.

Tính đến tháng 11/2017, đã có 246 cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng, trung cấp sư phạm hoàn thành báo cáo tự đánh giá, 79 trường đã được đánh giá ngoài, 51 trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng; 07 chương trình đào tạo giáo dục đại học được đánh giá ngoài và công nhận bởi các tổ chức kiểm định trong nước; 92 chương trình đào tạo được đánh giá và công nhận bới các tổ chức kiểm định nước ngoài; 04 trường đại học đã được được Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) của Pháp công nhận đạt chuẩn kiểm định trường đại học; 02 trường được đánh giá theo tiêu chuẩn của AUN-QA. Một số trường đại học của Việt Nam cũng đã tham gia đánh giá và được công nhận xếp hạng theo chuẩn QS, trong đó có 05 trường có tên trong danh sách những trường top đầu của Châu Á, 03 trường được gắn 3 sao bởi QS-Stars

Công tác truyền thông tiếp tục được đẩy mạnh. Các chủ trương, chính sách, hoạt động của ngành đã được truyền thông đầy đủ, hiệu quả cả trong nội bộ và tới toàn xã hội, góp phần tạo nên sự kết nối, chia sẻ, đồng thuận của xã hội với những đổi mới của ngành.

Các địa phương, cơ sở giáo dục đã quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho công tác truyền thông giáo dục, tất cả các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đại học đã thành lập bộ phận truyền thông hoặc cử cán bộ chuyên trách.

Đẩy mạnh truyền thông về các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến, đổi mới, sáng tạo nhằm lan tỏa, khích lệ, động viên các thầy cô giáo, các em học sinh thi đua dạy tốt, học tốt. 

MỚI - NÓNG
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
TPO - Sáng nay 12/12, người dân TPHCM đón ngày mới trong thời tiết mát mẻ, nắng yếu nhưng sương mù tiếp tục bao phủ nhiều nơi. Tham khảo trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual cho thấy, nhiều khu vực tại TPHCM có điểm đo chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe.