Một năm chống tham nhũng không ngừng

Các tòa án nhân ​dân, quân sự đã tuyên buộc Ðinh Ngọc Hệ phải nộp lại​hàng trăm tỷ đồng cùng đất đai cho nhà nước...
Các tòa án nhân ​dân, quân sự đã tuyên buộc Ðinh Ngọc Hệ phải nộp lại​hàng trăm tỷ đồng cùng đất đai cho nhà nước...
TP - Năm 2020, công cuộc phòng chống tham nhũng, xử lý tội phạm về kinh tế chức vụ tiếp tục được đẩy mạnh. Nhiều cựu cán bộ, lãnh đạo và cả đương chức bị xử lý hình sự. Cùng với đó, hàng chục nghìn tỷ đồng được thu hồi cho nhà nước.

“Không chủ quan, thỏa mãn”

Ngày 15/1/2020, tại Phiên họp thứ 17 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết công tác phòng chống tham nhũng trong năm 2019 đã có những bước tiến mạnh mẽ, tuy vậy  “Không được chủ quan, thỏa mãn, không được bằng lòng với những kết quả đã đạt được”. Tổng bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu, trong năm 2020, cần tập trung kết thúc điều tra 21 vụ án, kết thúc xác minh, xử lý 21 vụ việc; truy tố 23 vụ án; xét xử sơ thẩm 29 vụ án, xét xử phúc thẩm 7 vụ án. Đặc biệt, phải đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm.

10 vụ án được xét xử trong năm 2020 phần lớn liên quan đến lãnh đạo, cán bộ cả đương chức hoặc đã nghỉ hưu. Điển hình, vụ án xảy ra tại Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) có 19 bị can chịu trách nhiệm hình sự cùng nhiều cán bộ khác bị xác định có liên quan, thậm chí bị kỷ luật như ông Hoàng Trung Hải - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ. Ông Hải bị xác định khi giữ vị trí Phó Thủ tướng Chính phủ đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II của TISCO nên phải bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

Một năm chống tham nhũng không ngừng ảnh 1 Các bị can Bùi Quang Huy và Hồ Thị Kim Thoa đang bị truy nã quốc tế

Hoặc trong vụ án vi phạm quy định quản lý đất đai và lừa đảo xảy ra tại Công ty Hải Thành của Quân chủng Hải quân (QCHQ), cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã bị các tòa án quân sự xét xử qua 2 cấp, tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong vụ án này, ông Hiến bị xác định đã thiếu kiểm tra, đôn đốc cấp dưới, để cho cựu thượng tá Đinh Ngọc Hệ (còn gọi là Út “trọc”) lừa đảo, chiếm đoạt một khu đất quốc phòng tại TP.HCM.

Cũng trong năm 2020, thêm một số người gồm cả cán bộ nhà nước bị khởi tố trong vụ án về buôn lậu, rửa tiền, vi phạm quy định đấu thầu xảy ra tại Công ty Nhật Cường và một số đơn vị liên quan. Trong vụ án này, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội và vợ bị xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Quá trình điều tra, cảnh sát phát hiện ông Chung móc nối cán bộ điều tra nhằm thu thập tài liệu liên quan vụ án. Sự việc bị phát giác, ông Nguyễn Đức Chung bị bắt vào tháng 8/2020 và đến ngày 11/12, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội bị phạt 5 năm tù về tội “ Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.

Tháng 12/2020 cũng chứng kiến thêm nhiều cựu quan chức khác bị xử lý hình sự. Trong đó, ông Tất Thành Cang - nguyên Phó bí thư thường trực Thành ủy TPHCM bị khởi tố để điều tra việc thất thoát hàng trăm tỷ đồng tại Công ty Cổ phần  phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco). Vụ án khác, các ông Đinh La Thăng - nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, Nguyễn Hồng Trường - nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT cũng bị phạt lần lượt 10 năm tù và 4 năm 6 tháng tù vì để thất thoát hơn 700 tỷ đồng của nhà nước tại dự án cao tốc Trung Lương- TPHCM.

Tiếp tục điều tra, bắt về quy án

Năm 2020, tòa án cả nước đã xét xử 269 vụ với 645 bị cáo phạm tội tham nhũng trong đó, các cấp sơ thẩm tuyên phạt tù chung thân và tử hình đối với 8 người; xử phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm đối với 44 bị cáo; phạt tù trên 7 năm đến 15 năm đối với 86 bị cáo; phạt tù từ 3 năm đến 7 năm đối với 131 bị cáo; phạt tù từ 3 năm trở xuống đối với 363 bị cáo…

Ngoài ra, trong năm 2020 có 81 trường hợp người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng và cơ quan chức năng đã xử lý kỷ luật 62 người, bao gồm 12 người bị xử lý hình sự khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách. Cùng với đó, các cơ quan thi hành án giải quyết xong hơn 3.600 việc liên quan thu hồi tài sản tham nhũng nói chung với hơn 15.000 tỷ đồng được hoàn trả nhà nước, nhân dân.

Năm 2021, cuộc chiến chống tội phạm tham nhũng sẽ không dừng lại khi nhiều vụ án được điều tra mở rộng, nhiều bị can bỏ trốn bị truy nã quốc tế. Trong số này, bà Hồ Thị Kim Thoa - nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương đang bị truy nã đỏ từ Cảnh sát Hình sự quốc tế Interpol. Bà Thoa bị xác định cùng ông Vũ Huy Hoàng - cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương có sai phạm trong việc  để doanh nghiệp bên ngoài thâu tóm một khu đất công tại TP.HCM, gây thiệt hại 2.700 tỷ đồng. Ông Hoàng đã bị khởi tố vào tháng 7 vừa qua , dự kiến sẽ cùng 9 đồng phạm khác phải hầu tòa vào ngày 7/1/2021 tại Hà Nội.

Trong vụ án  Công ty Nhật Cường, Chủ tịch doanh nghiệp này là Bùi Quang Huy cũng đang bị truy nã quốc tế vì các hành vi buôn lậu, rửa tiền… Đại diện Bộ Công an cho biết: “Chúng tôi đang áp dụng tất cả các biện pháp để bắt bằng được Huy, đưa ra xử lý trước pháp luật”. Phạm vi vụ án liên quan Công ty Nhật Cường cũng được mở rộng ra các đơn vị khác tại Hà Nội với nhiều bị can là cán bộ thuộc Thành ủy và các sở ngành thuộc thành phố Hà Nội. Đặc biệt, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại UBND Hà Nội và các đơn vị liên quan nhưng chưa công bố thông tin chi tiết.

“Ðẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế đã khởi tố theo đúng quy định của Ðảng, pháp luật Nhà nước, chú trọng phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng mới, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Tạo chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt hơn nữa trong phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương, cơ sở; xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu, “gợi ý”, “lót tay”, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc” - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói về phương hướng, nhiệm vụ phòng chống tham nhũng trong thời gian tới, ngày 12/12/2020.

Trong vụ án  Công ty Nhật Cường, Chủ tịch doanh nghiệp này là Bùi Quang Huy cũng đang bị truy nã quốc tế vì các hành vi buôn lậu, rửa tiền… Ðại diện Bộ Công an cho biết: “Chúng tôi đang áp dụng tất cả các biện pháp để bắt bằng được Huy, đưa ra xử lý trước pháp luật”. Phạm vi vụ án liên quan Công ty Nhật Cường cũng được mở rộng ra các đơn vị khác tại Hà Nội với nhiều bị can là cán bộ thuộc Thành ủy và các sở ngành thuộc thành phố Hà Nội. Ðặc biệt, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại UBND Hà Nội và các đơn vị liên quan nhưng chưa công bố thông tin chi tiết.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.