Một CEO Thái tâm huyết với ngành chăn nuôi Việt Nam

Hệ thống trang trại của CPV được phát triển theo quy mô công nghiệp, xa khu dân cư.
Hệ thống trang trại của CPV được phát triển theo quy mô công nghiệp, xa khu dân cư.
TP - Với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam trong 10 năm qua, mới đây, Bộ trưởng NN&PTNT đã tặng bằng khen cho ông Sooksunt Jiumjaiswanglerg, Phó Chủ tịch HÐQT Tập đoàn C.P. Thái Lan (CP Group), Phụ trách ngành công-nông nghiệp và chế biến thực phẩm (Khu vực Việt Nam).

Tại buổi lễ kỷ niệm, vinh danh trên, ông là người nước ngoài duy nhất nhận được bằng khen của Bộ trưởng NN&PTNT trong lĩnh vực chăn nuôi.

CEO C.P gắn bó lâu nhất ở Việt Nam

Trao đổi với Tiền Phong, ông Sooksunt chia sẻ, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam (CPV), là thành viên của CP Group, có mặt tại Việt Nam hơn 20 năm qua, khi đất nước mở cửa bằng chính sách Ðổi mới. Với hai thập niên đó, CPV đã coi mình là một doanh nghiệp Việt Nam thực sự. Riêng ông Sooksunt, là Tổng giám đốc có thời gian công tác dài nhất ở Việt Nam, với 10 năm gắn bó (2005-2014). Từ năm 2014  đến nay, ông là Phó Chủ tịch HÐQT, Phụ trách ngành công-nông nghiệp và chế biến thực phẩm (Khu vực Việt Nam).

Theo ông Sooksunt, hơn 20 năm qua, C.P luôn theo đuổi mục tiêu là hợp tác, chuyển giao khoa học kỹ thuật để phát triển chăn nuôi công nghiệp và sản xuất thực phẩm an toàn cho xã hội. “Bằng hình thức chăn nuôi khép kín từ con giống, thức ăn, kết hợp kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, đến chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, CPV mang đến lợi ích và gắn bó với nông dân Việt Nam qua các mối liên kết kinh tế bền vững”- ông nói.

Nhìn lại thập niên qua, ông Sooksunt đã đóng vai trò quyết định trong hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển của CPV. Ðến nay, ông đã tạo dựng một “hệ thống” chăn nuôi thực sự vững mạnh ở Việt Nam, khi CPV đang hợp tác với người dân Việt Nam để sản xuất ra một sản lượng lớn sản phẩm thịt, trứng, tôm, cá cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Dấu ấn của ông Sooksunt còn là chuỗi nhà máy đầu tư hàng triệu đô-la Mỹ có quy mô và tầm vóc quốc tế về chất lượng: Nhà máy TACN Bình Dương, Hải Dương, Bình Ðịnh, nhà máy chế biến thủy sản Phong Ðiền (Thừa Thiên- Huế), nhà máy chế biến thịt Phú Nghĩa (Hà Nội). Cùng đó, đến nay nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm và heo do CPV nghiên cứu, chuyển giao và hợp tác đầu tư với người dân Việt Nam đang trở thành mô hình có giá trị cho ngành chăn nuôi công nghiệp hiện nay.

Một CEO Thái tâm huyết với ngành chăn nuôi Việt Nam ảnh 1

Ông Sooksunt, Phó Chủ tịch Tập đoàn CP (ở giữa) cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Cục Chăn nuôi. Ông cũng là doanh nhân nước ngoài duy nhất nhận bằng khen của Bộ trưởng  NN&PTNT tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Cục Chăn nuôi.

Khởi xướng chào cờ Tổ quốc Việt Nam toàn CPV

Ông Sooksunt là một người nước ngoài đặc biệt. Ông là thành viên sáng lập, đồng thời là Chủ tịch danh dự Quỹ hỗ trợ từ thiện CPV hoạt động với phương châm “Ðền ơn Tổ quốc Việt Nam”. Ông cũng chính là người đề xuất tổ chức nghi thức chào cờ Tổ quốc Việt Nam vào sáng thứ hai hàng tuần tại tất cả các chi nhánh của CPV trên cả nước.

Ông chia sẻ rằng, CPV luôn thực hiện tốt chủ trương ba lợi ích “Ðất nước - Con người - Công ty” của Tập đoàn CP Thái Lan, bằng việc đưa ra nhiều chính sách vì lợi ích nhân viên cũng như trách nhiệm cộng đồng.  Vì thế, ông nhận thấy trách nhiệm với cộng đồng là nhiệm vụ không tách rời hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, và tìm cách đóng góp cho xã hội một cách thiết thực. Hiến máu nhân đạo là một trong số các hoạt động xã hội mà ông lựa chọn.

“Với nhiều chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp của Việt Nam, CPV sẽ tiếp tục cùng người dân Việt Nam phát triển một nền chăn nuôi công nghiệp hiện đại, bền vững để cung cấp thực phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới". 

Ông Sooksunt, Phó Chủ tịch Tập đoàn CP

Sau 7 năm tổ chức hiến máu tình nguyện, khởi đầu bằng từ chính bản thân mình và kêu gọi cán bộ, nhân viên trong công ty và sau đó đã nhân rộng đến nhiều trường đại học, cao đẳng và các đơn vị lực lượng vũ trang trong cả nước. Ðến nay, CPV đã đóng góp cho xã hội được hơn 30.000 đơn vị máu. Ngoài ra, ông còn chủ trương thực hiện nhiều hoạt động xã hội khác như  thăm hỏi, tặng quà cho người nghèo vào các ngày lễ tết, quyên góp vì Trường Sa thân yêu, thăm hỏi tặng quà cho Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và người dân bị thiên tai bão lụt...

Ông chia sẻ: “Tôi đến làm việc và sinh sống tại Việt Nam đã hơn 10 năm. Tôi thích cuộc sống này với khẩu vị ăn uống phù hợp; sự chia sẻ và gắn kết tình cảm cũng tương đồng. Còn về các hoạt động thiện nguyện, tuy không quảng bá rầm rộ, nhưng công tác xã hội - từ thiện nằm trong triết lý của chúng tôi”.

Vị Phó chủ tịch Tập đoàn C.P. tâm niệm rằng: “Không chỉ ở Việt Nam, chúng tôi mới có sự chia sẻ này, mà ở tất cả các quốc gia chúng tôi đến đầu tư. Khi thành công, chúng tôi phải đền đáp, để được thương yêu và chia sẻ, chứ không chỉ tìm kiếm lợi nhuận. Ngay tại thời điểm này, chúng tôi cũng mong muốn chung sức với nhân dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền và hòa bình”.

Một CEO Thái tâm huyết với ngành chăn nuôi Việt Nam ảnh 2

Các sản phẩm theo mô hình 3F khép kín của CPV đều đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cho xuất khẩu.

Phải xây được chuỗi giá trị nông nghiệp

Nhiều chuyên gia người Việt làm việc cho CPV đánh giá ông Sooksunt là người rất tâm huyết với nghề. Ông đeo đuổi mục đích: “Cùng nông dân Việt Nam phát triển một nền chăn nuôi công nghiệp, hiện đại và bền vững để sản xuất thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng”.

Theo ông, chăn nuôi là một chuỗi. Các giải pháp khoa học công nghệ trong mô hình chuỗi giá trị nông nghiệp của CPV cũng hướng đến đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, giảm phát khí thải, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ nguồn tài nguyên. Nhờ đó, CPV hiện là doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng được quản lý theo chuỗi: Thức ăn chăn nuôi -Trang trại- Chế biến và phân phối thực phẩm. Ở CPV còn gọi là chuỗi chăn nuôi khép kín 3F (Feed-Farm-Food).

Trong đó “Feed” là thức ăn chăn nuôi, đảm bảo cung cấp nguồn thức ăn có đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của vật nuôi. “Farm” là trang trại chăn nuôi, được phát triển theo quy mô công nghiệp, xa khu dân cư, đặc biệt ưu tiên phát triển trên vùng đất không có lợi thế trồng trọt, vật nuôi được bố trí nuôi dưỡng trong điều kiện chuồng trại phù hợp với đặc điểm sản xuất của con vật, phát huy tối đa tiềm năng di truyền về năng suất và có khả năng đề kháng các loại dịch bệnh.

Cuối cùng, “Food” là các sản phẩm từ các trang trại hợp tác chăn nuôi với CPV gồm trứng gia cầm, gia cầm thịt, lợn thịt và sản phẩm thủy sản được Công ty thu mua, chế biến và tiêu thụ. Các nhà máy chế biến thực phẩm như nhà máy chế biến thịt tại Ðồng Nai, Hà Nội, nhà máy chế biến thủy sản Ðồng Nai, Bến Tre, Thừa Thiên - Huế đều đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cho xuất khẩu. Do đó, người tiêu dùng hoàn toàn có thể an tâm khi chọn mua thực phẩm của CPV được sản xuất theo mô hình 3F.

Mô hình phát triển của CPV trong hơn 20 năm qua đã tạo ra hàng chục ngàn mối liên kết hợp đồng sản xuất với người dân Việt Nam, thu hút khoảng 400.000 lao động tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp của CPV. Ông Sooksunt tin rằng, với nhiều chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp của Việt Nam, CPV sẽ tiếp tục cùng người dân Việt Nam phát triển một nền chăn nuôi công nghiệp hiện đại, bền vững để cung cấp thực phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.