Mòn mỏi đòi quyền lợi cho thương binh: Địa phương đùn đẩy cho Trung ương

Các con ông Lạng vẫn đang kiên trì đòi quyền lợi cho cha
Các con ông Lạng vẫn đang kiên trì đòi quyền lợi cho cha
TP - Liên quan đến việc ông Lê Văn Dũng mòn mỏi nhiều năm đề nghị truy lĩnh chế độ cho cha là ông Lê Văn Lạng (Thương tật 100%), Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu Sở LĐ-TB&XH Nghệ An ra quyết định. Tuy nhiên, Sở LĐ-TB&XH Nghệ An cho rằng, Sở này không có cơ sở ra quyết định cho truy lĩnh chế độ thương binh ở trường hợp này và ông Dũng phải ra Trung ương giải quyết.

Ông Trần Duy Thành - Chánh thanh tra Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An cho hay: Về đơn kiến nghị của anh Lê Văn Dũng, Sở LĐ-TB&XH Nghệ An đã xem xét và nhận thấy không đủ cơ sở để ra quyết định cho ông Lê Văn Lạng được truy lĩnh chế độ thương tật từ năm 1954 đến năm 2003. Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An ban hành văn bản số 1594 trả lời kiến nghị của anh Lê Văn Dũng. Văn bản số 1594 không phải là quyết định giải quyết khiếu nại. Sở LĐ-TB&XH Nghệ An đã giải thích cho anh Lê Văn Dũng và người thân rõ, đồng thời Sở cũng đã gửi văn bản trả lời các cơ quan cấp trên.

Quyết định cấp giấy chứng nhận và cho trợ cấp ưu đãi thương binh cho ông Lê Văn Lạng ký ngày 25/3/2004 và cho hưởng trợ cấp từ 01/08/2003 là thực hiện theo Thông tư số 16/1999/TTLT-LĐTBXH-TWĐTNCSHCM. Theo quyết định đó, thì ông Lê Văn Lạng chỉ được hưởng trợ cấp từ ngày 01/08/2003 nên Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An không có cơ sở và không có thẩm quyền giải quyết cho ông Lê Văn Lạng truy lĩnh chế độ thương binh từ năm 1954 đến năm 2003.

Theo ông Trần Duy Thành, Quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp ưu đãi thương binh cho ông Lê Văn Lạng thực hiện theo chính sách mới ban hành ưu đãi cho người có công, chính sách này áp dụng cho những trường hợp tồn đọng, bị mất giấy tờ trước đây không đủ điều kiện làm thủ tục hồ sơ công nhận thương binh và theo nội dung thông tư 16 những đối tượng chính sách này chỉ được hưởng trợ cấp theo thời gian ghi trong quyết định.

Đó hoàn toàn không phải là việc khôi phục lại chế độ thương binh mà ông Lê Văn Lạng đã được hưởng từ năm 1948 đến năm 1954 rồi bị cắt. Có thể ông Lê Văn Lạng và gia đình nhầm lẫn hai vấn đề này nên mới khiếu nại đề nghị được truy lĩnh chế độ từ năm 1954 đến năm 2003.

Về vấn đề vào năm 1954 ông Lê Văn Lạng bị Khu Thương binh và cựu binh Liên khu 4 tạm thu hồi sổ thương binh và cắt chế độ vì lý do không có giấy báo bị thương của đơn vị theo quy định. Nhưng đến 15/5/1999, Trung đoàn 95 đã cấp giấy chứng nhận bị thương cho ông Lạng.

Đến ngày 6/7/2000, Sư đoàn BB2, tiếp tục cấp giấy chứng nhận bị thương cho ông Lạng, như vậy ông Lê Văn Lạng có đủ điều kiện để được khôi phục chế độ thương binh như đã được hưởng từ năm 1948 đến năm 1954 hay không? Ông Trần Duy Thành trả lời rằng việc khôi phục chế độ thương binh đó, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An không đủ thẩm quyền quyết định và đã hướng dẫn anh Lê Văn Dũng và gia đình ra Trung ương để được giải quyết.

“Đề nghị đừng quan tâm trường hợp này nữa” (!?)

Sáng 29/7, vừa nghe nói đến trường hợp thương binh Lê Văn Lạng, ông Đoàn Hồng Vũ - Giám đốc Sở LĐ -TB&XH tỉnh Nghệ An nói ngay: “Chúng tôi đã nắm rất rõ và thấy không có cơ sở giải quyết truy lĩnh. Đề nghị các anh đừng quan tâm trường hợp này nữa”. Ông Vũ nói thêm: “Anh Lê Văn Dũng cũng như ông Lạng lúc còn sống đã gửi đơn đề nghị xem xét truy lĩnh khắp nơi, ra cả ngoài Bộ và đã được hướng dẫn, giải thích rõ. Mới đây Sở LĐ -TB&XH Nghệ An tiếp nhận đơn thư của gia đình ông Lê Văn Lạng và công văn hướng dẫn của Bộ và đã xem xét rất kỹ hồ sơ để giải quyết theo tinh thần không để người có công và gia đình phải chịu thiệt thòi, nhưng không có cơ sở giải quyết”.

Trước đó Tiền Phong phản ánh, ông Lê Văn Dũng và người nhà hàng chục năm qua gõ cửa khắp nơi đòi truy lĩnh cho bố đẻ là Lê Văn Lạng nhưng bất thành.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đào Ngọc Lợi, Cục trưởng Cục Người có công xác nhận công văn số 1594 chưa phải là quyết định giải quyết khiếu nại, nên sẽ yêu cầu Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An ra quyết định về sự việc này để có cơ sở giải quyết dứt điểm vụ việc.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.