TPO - Ngày 12/12, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên 2017 diễn ra tại Hà Nội. Tại đây đại diện các hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước kiến nghị với Chính phủ cần có giải pháp để các chính sách về thuế, phí ổn định, minh bạch, đảm bảo cạnh tranh công bằng, không vi phạm các cam kết quốc tế.
Chủ tịch Hiệp hội DN Hoa Kỳ tại Việt Nam (AMCHAM), bà Natasha Ansell đánh giá, dù môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có nhiều cải thiện, nhưng còn không ít thách thức. Bà Natasha dẫn chứng, có nhiều cơ hội đầu tư không trở thành hiện thực do vướng mắc khi phải đối mặt với tham nhũng, thể chế và quy trình cấp phép còn rườm rà, nhiều hạn chế, thiếu rõ ràng. Ngoài ra, một số lĩnh vực Việt Nam chưa mở cửa để thu hút vốn tư nhân, hay còn hạn chế do chú trọng vào khu vực và các DN nhà nước. “Chúng tôi tin rằng, tiếp tục mở cửa để thu hút nguồn vốn tư nhân cho những dự án quan trọng, tận dụng được nguồn vốn tư nhân và thị trường tư nhân thì sẽ có thể cải thiện khả năng phát triển kinh tế”, bà Natasa Ansell bày tỏ.
Ông Ryu Hang Ha, Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM) góp ý về quy định giờ làm thêm, ưu đãi bảo hiểm xã hội, vốn tối thiểu của DN khi đầu tư vào Việt Nam…
Đại diện Hiệp hội DN Nhật Bản (JCCI) cũng kiến nghị, Việt Nam cần lập một cơ quan liên ngành có quyền hạn giải quyết các phát sinh, vướng mắc về thủ tục hành chính cho DN. Đồng thời, hoàn thiện các cơ chế “công văn” để DN dễ dàng hỏi ý kiến các bộ ngành về tính hợp pháp của một số hoạt động kinh doanh.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Vũ Tiến Lộc đánh giá, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã có nhiều cải thiện. Nhờ đó, xếp hạng môi trường cạnh tranh của Việt Nam liên tục được thăng hạng, người dân đầu tư nhiều hơn.
Ông Ryu Hang Ha, Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM) góp ý về quy định giờ làm thêm, ưu đãi bảo hiểm xã hội, vốn tối thiểu của DN khi đầu tư vào Việt Nam…
Đại diện Hiệp hội DN Nhật Bản (JCCI) cũng kiến nghị, Việt Nam cần lập một cơ quan liên ngành có quyền hạn giải quyết các phát sinh, vướng mắc về thủ tục hành chính cho DN. Đồng thời, hoàn thiện các cơ chế “công văn” để DN dễ dàng hỏi ý kiến các bộ ngành về tính hợp pháp của một số hoạt động kinh doanh.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Vũ Tiến Lộc đánh giá, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã có nhiều cải thiện. Nhờ đó, xếp hạng môi trường cạnh tranh của Việt Nam liên tục được thăng hạng, người dân đầu tư nhiều hơn.
Đại diện các hiệp hội đầu tư nước ngoài tại diễn đàn VBF cuối kỳ 2017.
Tuy nhiên, theo ông Lộc, DN vẫn đối mặt không ít khó khăn, nên có tới 60% DN kinh doanh không có lãi, năm qua có hơn 65.000 DN giải thể, phá sản, dừng hoạt động. Cùng đó, thủ tục hành chính còn rườm rà, chi phí hoạt động của DN còn cao, DN Việt chủ yếu quy mô nhỏ. “Việt Nam cần thay đổi nhiều hơn nữa và ràng buộc trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện cải cách. Cùng đó là việc tăng lương cần điều chỉnh để không nhanh hơn tăng năng suất lao động”, ông Lộc nói. Điểm lại các kết quả kinh tế, xã hội năm 2017 của Việt Nam đã đạt được, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đề cập tới nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam với cộng đồng DN, như: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phá được kiểm soát; tầng lớp trung lưu tăng nhanh; tỷ lệ người dùng internet, điện thoại di động chiếm 55% dân số… Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, chất lượng dịch vụ công hiện còn thấp, tình trạng quan liêu, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đang thúc đẩy Chính phủ phải thực hiện số hóa dịch vụ công trên cơ sở công nghệ số, mã nguồn mở. Cùng đó, phần lớn DN Việt hiện có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, vậy làm sao để doanh nghiệp Việt Nam sớm lớn mạnh để có thể vươn ra biển lớn luôn là câu hỏi trăn trở đối với lãnh đạo Chính phủ. Để chung tay cùng cộng đồng DN phát triển thời gian tới, Thủ tướng cho biết, Chính phủ quyết tâm giữ môi trường vĩ mô, chính trị, xã hội ổn định; đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng; đầu tư giáo dục và khoa học công nghệ. Đồng thời, tiếp tục thúc đẩy các cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tài chính ngân hàng, xử lý nợ xấu, kiểm soát thâm hụt ngân sách và nợ công, hệ thống thuế… Chính phủ cũng đang tập trung cải thiện chất lượng thể chế, chính sách pháp luật theo hướng tăng cường minh bạch, lành mạnh, an toàn và hiệu quả; thúc đẩy pháp quyền, nâng cao năng lực quản trị nhà nước. Theo Thủ tướng, Chính phủ trân trọng và chào đón các nhà đầu tư kinh doanh, khởi nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam không hoan nghênh những hoạt động làm ăn không chân chính, lợi dụng quan hệ, các kẽ hở của pháp luật để trục lợi. “Chính phủ kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật các DN có hành vi gây ô nhiễm, phá vỡ tính bền vững của môi trường tự nhiên; sử dụng lao động bất hợp pháp; sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân; các hành vi trốn thuế, buôn lậu, gian lận thương mại…”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận mạnh. “Chính cộng đồng DN sẽ định hình nên diện mạo nền kinh tế Việt Nam những thập niên tới. Đồng thời cũng là một động lực quan trọng hiện thực hóa khát vọng phồn vinh của dân tộc Việt Nam, trong đó Chính phủ đóng vai trò kiến tạo phát triển”, Thủ tướng nói thêm. Với chủ đề “VBF - 20 năm đồng hành cùng doanh nghiệp và hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020” của Diễn đàn năm nay, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng hy vọng, các DN sẽ có những đóng góp quan trọng cho tiến trình cải cách của Việt Nam. “Trong bối cảnh mới, các cơ quan Chính phủ đã thay đổi cách tiếp cận trong tham mưu, hoạch định và thực hiện chính sách, nâng cao vai trò của người dân, DN. Bộ KH&ĐT sẽ tham mưu, đề xuất bãi bỏ các quy định bất hợp lý, giảm tối đa rào cản, giảm rủi ro, xóa bỏ phân biệt đối xử trong đầu tư, kinh doanh của DN”, ông Dũng nói. Sau khi lắng nghe các ý kiến góp ý của cộng đồng DN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ KH&ĐT cùng các bộ ngành Việt Nam tiếp thu, tham khảo để hoàn chỉnh các quy định pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, năm 2017 sắp đi qua, đến thời điểm này có thể khẳng định nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực. Trong đó, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, GDP đạt 6,7% - mức cao nhất gần 10 năm qua; 13/13 chi tiểu đặt ra đều đạt được; số doanh nghiệp thành lập mới năm nay sẽ đạt mức kỷ lục trên 120 nghìn, với số vốn đăng ký mới và bổ sung trên 3 triệu tỷ đồng… “Mỗi đồng vốn đầu tư vào nền kinh tế không chỉ đem lại lợi ích cho DN, nhà đầu tư. Đó còn là “lá phiếu” ủng hộ đối với Chính phủ trong nỗ lực cải cách, xây dựng hệ thống hành chính kiến tạo, phục vụ”, Thủ tướng nói.