TPO - Ngày 10/10 Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức “Phát động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 và Ký kết chương trình phối hợp giữa Sở Thông tin và truyền thông với Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh về thúc đẩy triển khai chuyển đổi số giai đoạn 2022-2026”.
TPO - Trong thời gian thí điểm Mobile Money (thanh toán di động), tính đến cuối tháng 3/2022, có hơn 1,1 triệu khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ. Đây là con số khá nhỏ so với gần 124 triệu thuê bao di động hiện nay. Nhà mạng cho rằng, dư địa của Mobile Money không phải không còn, nhưng đây là "mảnh đất cằn cỗi, sỏi đá".
Ngày 25/11/2021, nhân kỷ niệm 19 năm ngày thành lập Tạp chí Ngày Nay – cơ quan ngôn luận của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Tạp chí Ngày Nay (ngaynay.vn ) đã chính thức triển khai hình thức thu phí đọc báo bằng Tiền Di Động (Mobile Money).
TPO - Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận cho hai nhà mạng là VNPT và Mobile Phone thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). Đại dịch COVID-19 khả năng sẽ tác động không nhỏ đến sự kiện Black Friday năm nay, tuy nhiên, đây vẫn được kỳ vọng là ngày mua sắm "khủng" nhất trong năm.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ký quyết định số 1818/QĐ-NHNN ngày 18/11/2021 chấp thuận triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money) cho Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Ngày 20/7 /2021, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ( VNPT ) đã hoàn thành bổ sung và trình lại hồ sơ cho các cơ quan chức năng . Việc sớm đưa Mobile Money vào đời sống đang được kỳ vọng là giải pháp tích cực giúp thích ứng với tình hình dịch bệnh hiện nay tại Việt Nam.
Mới đây, hệ sinh thái thanh toán số VNPT Pay do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) phát triển đã chính thức được cấp chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS 3.2.1 sau khi vượt qua 12 nhóm tiêu chuẩn khắt khe của Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật (PCI Security Standards Council).
Theo thống kê mới nhất, hiện nay, dân số nước ta đã trên 98 triệu người, trong đó, hơn 66% dân số sống ở các khu vực nông thôn, miền núi, họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với ngân hàng và xa lạ với các hình thức thanh toán, giao dịch điện tử. Vì vậy, việc dịch vụ thanh toán Mobile Money sắp ra đời có thể coi là tín hiệu vui giúp người dân thuận tiện, dễ dàng hơn trong các giao dịch, góp phần nâng cao chất lượng đời sống nông dân, thu hẹp khoảng cách nông thôn- thành thị.
TP - Hướng tới thanh toán không dùng tiền mặt và thúc đẩy người dân vùng sâu vùng xa tiếp cận dịch vụ tài chính, Chính phủ vừa cho phép thử nghiệm Mobile Money (tiền di động). Liệu “tiền di động” có hấp dẫn và được người dân chấp nhận sử dụng rộng rãi?
Nhiều nước đang thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế và giúp người tiêu dùng, thanh toán điện tử đem lại các tiện ích vượt trội, như: tiết kiệm thời gian, chi phí và độ an toàn cao hơn.
TP - Mặc dù được đánh giá là có nhiều tiện ích, nhanh chóng, tiện lợi khi thanh toán, giao dịch; thế nhưng trên thực tế, người dân vẫn chưa mặn mà với phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là trong các dịch vụ công như trường học, bệnh viện, thuế, điện, nước…
TP - Hướng đến hỗ trợ những người khó tiếp cận dịch vụ tài chính của ngân hàng như nông dân, dịch vụ Mobile Money (tiền điện tử trên thuê bao di động) đã và đang manh nha xuất hiện. Người dân sẽ được hưởng lợi gì và cần lưu ý gì từ Mobile Money khi mà các chuyên gia còn đặt ra hàng loạt yêu cầu, đề nghị với nhà cung cấp dịch vụ?
TP - “Muốn một dịch vụ nào đó phổ biến đến 100% người dân thì đầu tiên là nền tảng thanh toán phải đến được 100% người dân. Ở Việt Nam, tỷ lệ người dùng thẻ tín dụng còn thấp trong khi tỷ lệ dùng di động đạt 100%. Tiền di động sẽ là giải pháp để đưa người dân tiếp cận tới các dịch vụ (có trả phí) mang tính đổi đời trên nền tảng Internet như y tế, giáo dục, tài chính, việc làm, an sinh xã hội”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.