Trung Quốc cuối cùng đã đạt được khả năng hạt nhân dưới nước trong những năm gần đây, gần sáu thập kỷ trình làng tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) vào cuối những năm 1950. Việc triển khai các SSBN lớp Tấn (Type 094) được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 (SLBM) đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của lực lượng hạt nhân trên biển Trung Quốc. Theo báo cáo thường niên năm 2018 của Lầu Năm Góc cho quốc hội Mỹ về khả năng quân sự của Trung Quốc, sự phát triển gần đây cấu thành năng lực răn đe hạt nhân trên biển đáng tin cậy đầu tiên của Trung Quốc.
Tuy nhiên, lực lượng hạt nhân trên biển hiện tại của Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ các yếu tố địa lý, hoạt động và công nghệ. Dù vậy, các chuyên gia quân sự Trung Quốc tin rằng việc phát triển một lực lượng hạt nhân trên biển hiệu quả là rất quan trọng để đảm bảo uy tín của khả năng răn đe hạt nhân nói chung.
Sự tăng trưởng ổn định về quy mô và độ tinh vi của đội tàu ngầm tên lửa đạn đạoSSBN sẽ tiếp tục. Tất cả các chỉ dấu cho thấy một lực lượng SSBN lớn hơn và có khả năng sống sót hơn nằm rất cao trong danh sách ưu tiên của hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc đã có ít nhất bốn tàu SSBN lớp Tấn hoạt động tại thời điểm năm 2018, và hai tàu nữa đã tham gia hạm đội. Hải quân Trung Quốc có thể sẽ chế tạo sáu đến tám SSBN lớp Tấn trước khi chuyển sản xuất sang SSBN thế hệ tiếp theo (thứ ba), Type 096, từ đầu những năm 2020. Từ giữa đến cuối thập niên 2020 trở đi, hải quân Trung Quốc có thể sẽ vận hành một đội tàu SSBN bao gồm cả Type 094 và Type 096.
Tương lai của lực lượng SSBN Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào nhận thức về mối đe dọa của lãnh đạo Trung Quốc. Một mặt, Bắc Kinh có thể tin rằng một hạm đội SSBN nhỏ bổ sung cho lực lượng hạt nhân trên đất liền của mình là đủ để duy trì sự răn đe hạt nhân tin cậy. Mặt khác, Trung Quốc có thể tìm cách giải quyết các điểm yếu của lực lượng trên đất liền bằng sự bù đắp đáng kể lực lượng SSBN với cơ sở hạ tầng và hệ thống hỗ trợ.
Một yếu tố quyết định quan trọng khác là liệu Trung Quốc có ý định theo đuổi khả năng ngăn chặn trên biển thường xuyên (CASD) với một hoặc nhiều tàu SSBN tuần tra mọi lúc hay không. Trung Quốc khó có thể làm như vậy trong thời gian tới do những hạn chế trong hoạt động. Ngay cả khi hải quân Trung Quốc có khả năng hoạt động như thế, vẫn có những nghi ngờ về việc liệu Bắc Kinh có sẵn sàng thực hiện một sự thay đổi lớn như vậy trong các lực lượng hạt nhân hay không.
Số lượng SSBN chính xác cần thiết cho hoạt động CASD sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm hiệu quả của hoạt động hỗ trợ hậu cần hải quân cho đội tàu SSBN của họ và thông số kỹ thuật của các lò phản ứng hạt nhân do Trung Quốc chế tạo. Nhưng nếu mục tiêu của Bắc Kinh là đạt được CASD với ít nhất hai hoặc ba SSBN khi đi tuần tra, lực lượng SSBN của Trung Quốc sẽ cần phải mở rộng lên khoảng 12 tàu.