Mỏ ngọc bích Myanmar sạt lở, cả trăm người mất tích

0:00 / 0:00
0:00
Một khu mỏ khai thác ngọc bích của Myanmar. (Ảnh: AP)
Một khu mỏ khai thác ngọc bích của Myanmar. (Ảnh: AP)
TPO - Ít nhất 1 người được xác nhận đã chết và 100 người khác được báo cáo mất tích sau vụ lở đất xảy ra ở khu mỏ khai thác ngọc bích lớn nhất của Myanmar, lực lượng cứu hộ cho biết.

Ko Nyi, một thành viên của nhóm cứu hộ, cho biết “khoảng 70-100 người đang mất tích sau vụ lở đất xảy ra vào khoảng 4h sáng nay” tại mỏ Hpakant, bang Kachin.

“Chúng tôi vừa đưa 25 người bị thương vào bệnh viện và đã tìm thấy một người chết”, Ko Nyi nói.

Khoảng 200 nhân viên cứu hộ đang tìm kiếm thi thể và nạn nhân. Một số dùng thuyền để tìm những người có thể rơi xuống hồ gần đó, Ko Nyi cho biết.

Bức ảnh được một nhà báo Myanmar đưa lên trên mạng xã hội cho thấy hàng chục người đang đứng cạnh hồ, một số người dùng thuyền xuống hồ để tìm kiếm.

Hãng tin địa phương Kachin News Group đưa tin rằng 20 thợ mỏ đã bỏ mạng trong vụ lở đất.

Lực lượng cứu hộ Myanmar cho biết đội cứu hộ của Hpakant và thị trấn Lone Khin gần đó đang tham gia tìm kiếm, nhưng không cung cấp thông tin về số người thiệt mạng hay bị thương.

Mỗi năm có hàng chục người thiệt mạng trong lúc làm việc tại các hầm khai thác đá quý của Myanmar. Ngành công nghiệp béo bở nhưng không được quản lý tốt này trả lương thấp cho người lao động để họ khai thác các loại đá quý chủ yếu để xuất sang nước láng giềng Trung Quốc.

Năm ngoái, một trận mưa lớn gây lở đất nghiêm trọng ở Hpakant – trung tâm khai thác ngọc bích của Myanmar ở bang Kachin, khiến hơn 170 người thiệt mạng.

Đại dịch COVID-19 càng gây thêm áp lực kinh tế, khiến nhiều người chấp nhận làm việc ở các mỏ đá quý để kiếm tiền sinh sống.

Khi lên cầm quyền vào năm 2016, chính quyền cũ của bà Aung San Suu Kyi hứa sẽ "dọn dẹp" ngành này, nhưng các nhà hoạt động nói rằng có rất ít thay đổi trên thực tế.

Myanmar cung cấp 90% lượng ngọc bích của thế giới, hầu hết từ Hpakant.

Theo Aljazeera
MỚI - NÓNG
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.