Mít nhiều công dụng tốt hơn bạn nghĩ

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Nhiều người rất thích ăn mít vì hương thơm và vị ngon ngọt hấp dẫn của mít, nhưng không phải ai cũng dám ăn nó.

Bởi mít loại quả này có tính nóng, nếu ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bạn, đặc biệt là trẻ em nổi rôm, sảy, mụn nhọt, nhiệt miệng… Vì thế, dù có muốn ăn thế nào, chúng ta cũng nên kiềm chế và ăn mít vừa phải, không nên ăn nhiều cùng lúc và liên tục. Nên hạn chế ăn mít nhất là lúc tiết trời oi bức.

Các tài liệu khoa học cho thấy, mít rất giàu năng lượng, nước, protein, gluxit, canxi, phốt pho, sắt, betacaroten, vitaminC, vitamin B1, B2, PP, kali, phytonutrient (lignans, isoflavones và saponins). Thức ăn giàu kali giúp làm giảm huyết áp. Phytonutrient chứa nhiều chất có đặc tính chống lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày, làm chậm tiến trình thoái hoá tế bào để đem lại sự tươi trẻ và sức sống cho làn da.

Theo Đông y, các món ăn từ mít non còn có tác dụng bổ tỳ, hoà can. Hầu như tất cả các bộ phận của cây mít đều được dùng làm thuốc. Lá mít được dùng làm thuốc lợi sữa, chữa ăn uống không tiêu, tiêu chảy và trị cao huyết áp.

Mới đây, các chuyên gia dinh dưỡng còn chứng minh rằng trong mít có chứa nhiều chất phytonutrient - chất rất có lợi cho sức khỏe, chống lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày và giúp bạn lấy lại sinh lực ngay sau khi ăn.

Một số công dụng nổi bật của mít

Mít giúp ngăn ngừa ung thư: Chất phytonutrient, lignans và saponin có tác dụng ngăn ngừa và ức chế, làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Do những chất này có khả năng loại bỏ những phân tử gốc tự do gây ung thư.

Mít làm giảm viêm nhiễm: Một trong những lợi ích của quả mít là giúp chống và làm giảm các chứng viêm nhiễm, sưng tấy như viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi cấp, viêm võng mạc, viêm tuyến vú, viêm khớp, viêm loét trên da… Người mắc các chứng viêm nhiễm thường xuyên được khuyến khích bổ sung mít vào chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày.

Mít giúp phòng ngừa các bệnh đường ruột: Vì chứa lượng chất xơ cao, mít là loại trái cây tuyệt vời có thể giúp bạn giảm thiểu và phòng ngừa bệnh táo bón.

Tạo năng lượng: Mít được xem là trái cây tạo năng lượng nhờ sự hiện diện của các thành phần giống đường như fructose và sucrose- các chất giúp bạn lấy lại sinh lực ngay sau khi ăn.

Ngăn chặn nguy cơ viêm khớp và loãng xương:

Hàm lượng canxi và magie trong quả mít rất cao. Bổ sung mít thường xuyên vào thực đơn hàng ngày kể cả mít chín hoặc mít non để chế biến món ăn có thể ngăn ngừa và giảm chứng bệnh đau khớp ở nữ giới khi giao mùa.

Mít chứa nhiều canxi, một loại khoáng chất không những có lợi cho xương mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và chống lại các chứng tắc nghẽn mạch máu.

Ai không nên ăn?

Người bị gan nhiễm mỡ: Khi bị gan nhiễm mỡ cần hạn chế ăn mỡ động vật trong các bữa ăn, không nên ăn các loại nội tạng động vật,phủ tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng vì chúng chứa nhiều cholesterol.

Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp

Những người có bệnh mãn tính chỉ nên ăn thưởng thức mà thôi. Khi ăn mít, xoài cần làm sạch nhựa, nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối. Với trẻ em và người cao tuổi nên cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn”.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG