Minh bạch tài sản để phòng chống tham nhũng

TP - Góp ý vào Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), nhiều thành viên trong Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam cho rằng, giải pháp quan trọng để phòng, chống tham nhũng chính là phải làm mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa việc công khai, minh bạch tài sản của cán bộ, công chức, không vì lý do đời tư, cá nhân mà không công khai.

Sáng 25/9, Ủy ban Trung ương (T.Ư) MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị góp ý kiến vào Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Ông Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn văn hóa, xã hội cho rằng, giải pháp quan trọng để phòng, chống tham nhũng chính là phải làm mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa việc công khai, minh bạch tài sản của cán bộ, công chức, không vì lý do đời tư, cá nhân mà không công khai.

Ông Chức dẫn ví dụ về việc kê khai nhà cửa và cho rằng cần minh bạch vì đây không phải là đời tư. “Nếu có 3 nhà cứ bảo tôi có 3 nhà, có sao đâu. Nhà tôi thuê, cứ nói thuê của ai, bao nhiêu thế thôi. Cứ phải làm rõ thì mới chống tham nhũng được. Chứ không, sẽ xảy ra tình trạng nói thì hay lắm nhưng khi lòi ra thì mới biết có mấy cái nhà lậu”, ông Chức nói. Mặt khác, ông Chức cho rằng “bồ nhí cũng là nguồn cơn của tham nhũng”. Giải thích rõ hơn, ông Chức nói: “Luật quy định một vợ một chồng. Nhưng có trường hợp nghỉ hưu rồi mới lộ ra có con ở chỗ khác. Văn hóa suy thoái là ở chỗ đấy. Anh có bồ nhí thì phải cố gắng mà lấy tiền, giấu vợ rồi chuyển cho bồ. Cái đó cũng tạo ra tham nhũng”.

Ông Đỗ Duy Thường, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ, pháp luật đề nghị bổ sung cơ chế để kiểm soát việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập không trung thực. “Tôi cho rằng phải có cơ chế quy định về việc xử lý tài sản, thu nhập có dấu hiệu tham nhũng để tránh tẩu tán và chạy trốn ra nước ngoài. Nếu không quy định cụ thể về cơ chế thì rất khó để thu hồi được tài sản tham nhũng”, ông Thường đề nghị.

Nhiều đại biểu cũng đề nghị dự thảo Luật cần quan tâm đến cơ chế bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng để những người tố cáo hành vi tham nhũng tự tin, vững tin. Bên cạnh đó phải có hình thức khen thưởng thích đáng đối với những người tố cáo đúng các hành vi tham nhũng.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực, Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) được nhân dân và các cấp các ngành rất quan tâm. Cơ quan chủ trì soạn thảo đang tổ chức lấy ý kiến góp ý rộng rãi để từng bước thể chế hóa bằng pháp luật công tác phòng chống tham nhũng. Ông Thực cho biết, sau hội nghị này, MTTQ Việt Nam sẽ tập hợp các ý kiến gửi đến cơ quan soạn thảo, hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội xem xét cho ý kiến vào kỳ họp tới.

“Tôi cho rằng phải có cơ chế quy định về việc xử lý tài sản, thu nhập có dấu hiệu tham nhũng để tránh tẩu tán và chạy trốn ra nước ngoài. Nếu không quy định cụ thể về cơ chế thì rất khó để thu hồi được tài sản tham nhũng”.

Ông Đỗ Duy Thường, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ, pháp luật

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.