Mẹo phòng tránh rách âm đạo sau khi sinh con

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Chuyện sinh con lần đầu tiên là nổi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ bởi những ảnh hưởng sau đó như bị rách âm đạo hoặc bị rạch tầng sinh môn. Hãy tham khảo những thông tin ngay sau đây để hiểu rõ hơn và có cách phòng tránh tình trạng này.

Rách âm đạo là hiện tượng vùng da ở đáy chậu (vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục) bị rách trong quá trình mẹ rặn đẻ đẩy em bé ra ngoài.

Theo nghiên cứu, có khoảng 95% phụ nữ làm mẹ lần đầu sẽ phải trải qua cảm giác rách âm đạo khi sinh con vì các mô cơ có độ co giãn còn kém.

Mặc dù trong quá trình sinh nở, âm đạo đã giãn ra để em bé có đủ không gian chui ra ngoài nhưng những bà mẹ lần đầu sinh con thường bị rách âm đạo là do bị co kéo quá mức hoặc do các cơn co chuyển dạ ập đến liên tục.

Ngoài ra, việc sử dụng các thủ thuật trợ sinh cũng khiến người mẹ bị rách âm đạo. Đối với những mẹ sinh con lần hai, lần ba, nguy cơ bị rách âm đạo thấp hơn lần đầu tiên.

4 cấp độ rách âm đạo bạn cần biết

Cấp độ 1: Vết rách chỉ ở thành âm đạo, không ảnh hưởng nhiều đến các cơ nên có thể chỉ cần khâu vài mũi.

Cấp độ 2: Đây là cấp độ thường gặp nhất, vết rách xuất hiện ở thành âm đạo và xâm lấn vào bên trong.

Cấp độ 3: Vết rách xuất hiện ở vùng da âm đạo, vùng da đáy chậu và các cơ xung quanh hậu môn.

Cấp độ 4: Vết rách mở rộng hơn đến các mô xung quanh hậu môn. Cả hai đều ảnh hưởng đến chức năng đáy chậu và hậu môn.

Mẹo phòng tránh nguy cơ rách âm đạo khi sinh

Thay vì tìm hiểu cách phục hồi sau khi bị rách âm đạo, bạn nên tìm hiểu cách phòng tránh nguy cơ này càng sớm càng tốt. Bởi sau khi bị rách âm đạo, bạn cần phải có một thời gian dài để cơ thể có thể phục hồi và bạn không thể sinh hoạt như bình thường.

Do đó, trong quá trình chuyển dạ, bạn nên chọn tư thế đứng hoặc hơi ngả người về sau để giảm tối thiểu áp lực xuống vùng chậu. Nếu quá đau, có thể chọn tư thế quỳ hoặc bám tay vào tường.

Có một sự thật là rặn đẻ tự nhiên thay vì rặn đẻ theo hiệu lệnh của bác sĩ sẽ làm giảm nguy cơ bị rách âm đạo hơn.

Hãy rặn đẻ khi bạn cảm nhận được cổ tử cung đã mở hoàn toàn, đầu em bé đã nằm trong khung chậu của bạn và có cảm giác muốn rặn. Vì khi đó, phần khung chậu và âm đạo sẽ có thời gian chuẩn bị để giãn căng tạo không gian cho em bé chui ra ngoài.

Trong khoảng thời gian từ 4-6 tuần trước ngày dự sinh, bạn có thể dành ra mỗi ngày 10-15 phút để mát xa đáy chậu. Bài tập mát xa đáy chậu sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ rách âm đạo.

Có nên xin rạch tầng sinh môn?

Rạch tầng sinh môn cần thời gian hồi phục lâu hơn nhiều so với rách âm đạo tự nhiên. Vì thế, tuyệt đối không xin bác sĩ rạch tầng sinh môn. Ở nước ngoài, thủ thuật này không phổ biến do nó kéo dài thời gian hồi phục sau sinh của người mẹ. Nhưng ở Việt Nam lại áp dụng cách này trong một số trường hợp sinh thường do lo ngại các biến chứng sản khoa nguy hiểm khác.

Để phòng tránh nguy cơ bị rạch tầng sinh môn, bạn hãy mát xa đáy chậu bằng cách dùng dầu oliu, dầu dừa và ngón tay đi sâu vào bên trong âm đạo để âm đạo co giãn tốt hơn khi sinh con.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG