Mất mạng vì dùng thực phẩm chức năng thay thuốc chữa bệnh

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Theo Bộ Y tế, thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm triệu chứng, không có tác dụng điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Theo PGS.TS.  Nguyễn Thanh Phong- Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh luôn bị xử phạt rất nghiêm bởi thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm triệu chứng, không có tác dụng điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Vì thế, thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe nên tuyệt đối không được ghi là thuốc, có tác dụng điều trị bệnh, thay đổi chức năng bộ phận cơ thể người. Trong khi đó, nhiều công ty kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn muốn quảng cáo quá lên công dụng để thu hút người dùng.

Mất mạng vì dùng thực phẩm chức năng thay thuốc chữa bệnh ảnh 1 Tin vào quảng cáo 'thổi phồng' của thực phẩm chức năng và dùng sản phẩm này thay thế thuốc chữa bệnh, nhiều người bệnh đã bỏ qua cơ hội điều trị khỏi bệnh. Ảnh minh hoạ: Internet

Các sản phẩm được quảng cáo tràn lan và “thổi phồng” như thuốc chữa bệnh hiện nay như sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, tai biến mạch máu não, bệnh thận, gan…, thậm chí có sản phẩm quảng cáo phải dùng vài tháng mới thấy tác dụng, chính thời gian này đã cướp mất cơ hội được chữa bệnh kịp thời của bệnh nhân.

Ở Mỹ hiện nay, các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ gói gọn trong các loại vitamin, khoáng chất, glucosamin (dành cho khớp), các loại khác như hỗ trợ bổ gan, bổ thận… thì trên sản phẩm ghi rất rõ, thuốc này chưa được FDA của Mỹ đánh giá và không chịu trách nhiệm về việc sử dụng sản phẩm.

Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, các sản phẩm tương tự khi quảng cáo chỉ nói một câu rất ngắn và nhanh “liến thoắng” rằng: “sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” hoặc trên các sản phẩm dòng chữ khuyến cáo này rất bé, người xem không thể nhìn rõ, thậm chí có quảng cáo còn viết nội dung công dụng của sản phẩm như thuốc…

Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết, Bộ Y tế sẽ sớm đề xuất biện pháp xử lý tình trạng này để người bệnh không bị nhầm tưởng, đánh mất cơ hội chữa bệnh. Trước mắt, Bộ sẽ tiếp tục chủ động thanh, kiểm tra, từ đó sẽ đưa khuyến cáo tới người dân không dùng hoặc mua, sử dụng những loại thực phẩm hoặc “thuốc” được quảng cáo trên mạng không đảm bảo chất lượng.

MỚI - NÓNG
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
TPO - Chiều 4/11, Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an đã công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình, kể từ ngày 6/11.