Mất bạn thân, cá heo và cá voi đau buồn không ăn không ngủ

Mất bạn thân, cá heo và cá voi đau buồn không ăn không ngủ
Không chỉ có con người mới biết mất mát, đau buồn khi người thân, bạn bè ra đi. Các nhà nghiên cứu mới đây phát hiện, cá voi và cá heo, cũng giống như con người, biết thương tiếc người bạn đồng hành của mình.

Rất khó để chúng ta bình tĩnh đối diện với cái chết. Khi người thân và bạn bè ra đi vĩnh viễn, một số cá nhân thậm chí còn đau buồn đến mức không thể chấp nhận được sự kiện này. Thế nhưng không chỉ có con người mới biết mất mát, đau buồn khi người thân, bạn bè ra đi. Các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng, cá voi và cá heo, cũng giống như con người, biết thương tiếc người bạn đồng hành của mình.

Chúng có những hành vi rõ ràng như ở bên người thân, bạn bè đã chết của mình, bảo vệ cơ thể cá thể đã chết khỏi bị tổn hại.

Rất khó để chúng ta bình tĩnh đối diện với cái chết. Khi người thân và bạn bè ra đi vĩnh viễn, một số cá nhân thậm chí còn đau buồn đến mức không thể chấp nhận được sự kiện này. Thế nhưng không chỉ có con người mới biết mất mát, đau buồn khi người thân, bạn bè ra đi. Các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng, cá voi và cá heo, cũng giống như con người, biết thương tiếc người bạn đồng hành của mình.

Chúng có những hành vi rõ ràng như ở bên người thân, bạn bè đã chết của mình, bảo vệ cơ thể cá thể đã chết khỏi bị tổn hại.

Mất bạn thân, cá heo và cá voi đau buồn không ăn không ngủ ảnh 1  
Về phía cá voi, khi kết thành một cặp, nếu cá voi đực chết, cá voi cái sẽ cảm thấy buồn bã, bi thương. Từ quan điểm động vật học, điều này có thể coi là do "cả hai có sự gắn bó mạnh mẽ, không muốn rời xa dẫn đến không thể chia ly".

Hành vi này giống như nỗi đau buồn không thể tiêu tán. Cá voi cái có thể ở bên cạnh xác của cá voi con hoặc cá voi đực nhiều ngày là vì chúng không thể chấp nhận được thực tế là cá voi con hoặc bạn đời của chúng đã chết. Được biết, trong 88 loài cá voi, đã có 20 loài cá voi được ghi nhận là xuất hiện hành vi này.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, không thể chấp nhận được đối phương đã chết, vì đối phương đã chế mà thấy đau đớn, buồn bã đều có một tiền đề, đó chính là những động vật có vú dưới nước đều có thể ý thức được cái chết.

Qua quan sát, một số con cá voi trắng beluga hoang dã hoặc nuôi nhốt đều có phản ứng tương tự với các vật vô tri vô giác. Ví dụ khi các nhân viên lấy đi cá voi con đã chết, cá voi mẹ sẽ kéo theo nhau thai đi khắp nơi. Nếu bị lấy nốt nhau thai, nó sẽ kéo theo một chiếc phao, coi đó như con mình. Hành vi này kéo dài hàng tháng trời.

Kết luận của các nhà nghiên cứu cho thấy, họ tin rằng những cá thể trưởng thành than khóc cho cái chết của những cá thể non nớt là một hành vi phổ biến tồn tại trên toàn thế giới. Đặc biệt xuất hiện nhiều ở những động vật có vú có tuổi thọ cao, có trình độ xã hội hóa.

Quan trọng hơn, động vật thực sự có cảm xúc, chúng cũng biết vì thân hữu, bạn bè chết đi mà đau thương. Từ khía cạnh này mà nói, tất cả các sinh vật trên Trái đất đều bình đẳng.

Theo Theo Kiến thức
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.