Mark Zukerberg và giấc mơ ‘5 tỷ’

Mark Zukerberg và giấc mơ ‘5 tỷ’
TPO – Nhà sáng lập Facebook Mark Zukeberg có tham vọng vĩ đại, phủ sóng internet lên 5 tỉ người dùng, tuy nhiên đây là ước mơ không dễ dàng.

>Facebook khiến cuộc sống thực thêm tiêu cực

Mark Zukerberg trong một bài phỏng vấn gần đây chia sẻ tham vọng mang Internet đến 5 tỷ người dùng. Giấc mơ của người sáng lập Facebook rất vĩ đại nhưng có lẽ sẽ không thể thành hiện thực trong một sớm một chiều.

Những thay đổi cơ bản mang tính nền tảng cần phải được thực hiện trước ở những nơi nghèo nàn và lạc hậu nhất trên thế giới trước khi mang Internet đến những nơi này.

David Rice – Giáo sư trường Đại học New York và chuyên gia về châu Phi tại viên nghiên cứu Milken cho biết: “Tôi tin vào sức mạnh của sự kết nối cộng đồng mặc dù nhu cầu thông tin liên lạc xếp dưới cùng trong tháp nhu cầu của con người, tuy nhiên tham vọng kết nối 5 tỷ người có thực tế hay không khi cân nhắc những thay đổi cơ bản sẽ phải đối mặt trên con đường thực hiện?”

Bốn vấn đề tương đương với bốn câu hỏi đặt ra cho Mark Zukerberg và giấc mơ của chàng tỷ phú trẻ tuổi này là: thiếu điện ở những nước kém phát triển, thiếu cơ sở hạ tầng băng thông rộng, nghèo đói triền miên và nạn mù chữ trên diện rộng.

Tin tốt cho Mark Zukerberg là hiện nay phần lớn dân số thế giới đã tiếp cận hình thức liên lạc cơ bản nhất: gọi điện và nhắn tin nhờ sự có mặt của các cột thu phát sóng khắp lãnh thổ châu Phi.

Tuy nhiên, những chiếc điện thoại có khả năng kết nối Internet hay Facebook tiêu hao pin nhanh gấp nhiều lần so với những chiếc điện thoại chỉ có khả năng nghe gọi thông thường. Chỉ để sạc điện thoại, một số người có thể phải di chuyển hàng trăm dặm đến thành phố gần nhất. Sự khan hiếm điện năng đã cho ra đời những trạm sạc điện chạy bằng năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, những trạm điện như thế này tính giá cắt cổ.

Vấn đề thứ hai là sự lạc hậu của cơ sở hạ tầng kết nối băng thông rộng. Truyền dữ liệu cuộc gọi hay tin nhắn qua các cột thu phát sóng là chuyện khá bình thường, tuy nhiên việc truyền dữ liệu từ Internet thường phụ thuộc vào hệ thống cáp quang.

Lắp đặt hệ thống cáp quang đến những ngôi làng hẻo lánh rất tốn kém. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các cột thu phát sóng sẽ phải đảm nhiệm thêm nhiệm vụ truyền dẫn dữ liệu từ Internet đối với các khu vực xa xôi này. Điều hiển nhiên sẽ xảy ra là tình trạng quá tải khi nhiều người dùng điện thoại truy cập Internet cùng một lúc.

Một trong những trụ cột trong bản kế hoạch của Mark Zukerberg là trang bị cho điện thoại những tính năng download dữ liệu chiếm ít đường truyền băng thông.

Vấn đề kết nối đã làm đau đầu chính quyền địa phương và các công ty phương Tây từ nhiều năm nay. Tại những nơi chưa có kết nối Internet, người ta chỉ có thể trông chờ vào các điểm phát sóng Wi-fi tại các trạm xe buýt nhờ hệ thống vệ tinh. Người dân làng mong chờ những điểm phát sóng Wi-fi như thế này đến với thị trấn và họ sẽ tụ tập xung quanh đó để kiểm tra email hay duyệt web.

Các công ty đang cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề này. Google đã gửi những khinh khí cầu với ăng-ten radio vào tầng bình lưu trong một phần của dự án có tên gọi là “Loon” trong khi Alcatel – Lucent (ALU) đã chi một khoản lớn đưa công nghệ lightRadio của mình tới những ngôi làng nhỏ không có cột thu phát sóng.

Các nhà sản xuất điện thoại đang chạy đua phát triển những chiếc smartphone có giá dưới 15 USD – đó là mục tiêu mà các nhà sản xuất smartphone hàng đầu như Nokia, Samsung, BlackBerry đều đang hướng tới.

Một vấn đề khác nữa là vấn nạn mù chữ. Để sử dụng và tận dụng những lợi ích từ Internet, các nước đang phát triển sẽ phải giải quyết vấn nạn mù chữ vẫn đang phổ biến. Nếu mọi người không thể đọc và viết, email, Facebook hay các ứng dụng thông tin liên lạc dạng văn bản sẽ trở nên vô giá trị.

Thêm nữa, những người nghèo ở các quốc gia kém phát triển có xu hướng sẽ mua những chiếc điện thoại giá rẻ với chức năng nghe gọi cơ bản, nhưng số lượng này cũng rất hạn chế. Những chiếc smartphone có khả năng kết nối Internet với giá thành cao hoàn toàn nằm ngoài tầm tay của những người này.

Cuối cùng, con đường mang Internet phủ sóng toàn bộ sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề đang tồn tại tại những quốc gia kém phát triển này.

Keith Proctor – nhà nghiên cứu tại Trung tâm Quốc tế Đại học Tufts Feinstein nói: “Những hoài nghi về công dụng của Internet là hoàn toàn có cơ sở. Nếu không thể giải quyết được vấn đề chi phí, quyền lực và nạn mù chữ, những nguy cơ tiềm ẩn sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng”.

Bất chấp tất cả những thách thức, tầm nhìn của Mark Zukerberg rất đáng ngưỡng mộ. Nhà sáng lập Facebook chia sẻ với CNN: “Kết nối là một trong những quyền cơ bản của con người”.

Phương Thảo
Theo CNN

Theo Viết
MỚI - NÓNG
'Mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng hào hùng của Hà Nội và đất nước'
'Mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng hào hùng của Hà Nội và đất nước'
TPO - Theo ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) đã đi vào lịch sử như một mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng hào hùng của Hà Nội và đất nước; trở thành biểu tượng của lòng yêu nước quả cảm, sức mạnh phi thường, mong muốn hoà bình và khát vọng cháy bỏng giành lại nền độc lập của nhân dân Việt Nam.