Buổi điều trần "Sự riêng tư trên Facebook, Truyền thông xã hội và Việc sử dụng và dụng dữ liệu", với sự có mặt của Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Chuck Grassley từ Đảng Cộng hòa, Chủ tịch Chủ tịch Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông Thượng viện John Thune từ Đảng Cộng hòa.
Đây là thử thách lớn nhất và căng thẳng nhất trong đời của Mark Zuckerberg, nhận định từ hàng loạt các báo lớn trước khi CEO Facebook đến điều trần.
Tại đây, CEO của Facebook sẽ phải trả lời thành thật bất kỳ câu hỏi nào về sự cố để lộ 87 triệu dữ liệu người dùng, liên quan đến Cambridge Analytica. Người điều hành mạng xã hội lớn nhất hành tinh sẽ còn phải trải qua thêm một cuộc điều trần vào 22h đêm nay tại Hạ viện Mỹ.
"Trong một giờ, tôi sẽ đối mặt trước Thượng viện về cách Facebook cần phải có cái nhìn rộng hơn về trách nhiệm của chúng ta - không chỉ để xây dựng các công cụ, mà còn để đảm bảo những công cụ này được sử dụng tốt. Tôi sẽ làm tất cả mọi thứ có thể để Facebook trở thành một nơi mà mọi người có thể ở gần hơn với những ai họ quan tâm, và đảm bảo đó là một thế lực tích cực trên thế giới", CEO Facebook viết trên trang cá nhân trước khi "lâm trận".
Thực tế, phiên điều trần đã kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ, bao gồm hàng loạt câu hỏi từ lớn đến nhỏ của các Thượng nghị sỹ, dưới đây là những phần hỏi-đáp quan trọng nhất:
Mark Zuckerberg: Facebook lưu trữ mọi thứ
Trước câu hỏi từ Thượng viện, Mark Zuckerberg cho rằng Facebook chia nội dung làm hai loại: nội dung người dùng tự ý đăng tải, chia sẻ, và một loại còn lại là họ hoàn toàn có thể kiểm soát. Loại "kiểm soát" nghĩa là dữ liệu liên quan tới các ứng dụng và quảng cáo.
"Các anh (Facebook) lưu trữ bao nhiêu dữ liệu? Lưu tất cả những gì chúng tôi nhấp vào sao? Nó có bị lưu trữ ở đâu khác không? , Thượng nghị sĩ Fischer hỏi xoáy.
Mark Zuckerberg thừa nhận: "Đúng, chúng tôi lưu trữ dữ liệu".
Thượng nghị sĩ Hassan cho rằng mình đã nghe Mark và Facebook xin lỗi quá nhiều lần, nhưng mọi chuyện vẫn cứ lặp lại. Ông này quan tâm việc Facebook không có một khoản đầu tư nghiêm túc nào cho việc bảo vệ những dữ liệu mong manh này.
Đáp lại câu hỏi trên, Mark cho rằng vụ việc lần này đã làm công ty cảm tổn thương nặng nề. Việc cần làm bây giờ là xây dựng lại lòng tin của mọi người với Facebook.
Không đọc rõ nhưng vẫn bán thông tin
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham chất vấn: "Ai là đối thủ lớn nhất của bạn?",CEO Facebook đã phải vật lộn để trả lời câu hỏi, và gọi tên Google, Apple, Amazon hay Microsoft đều là đối thủ lớn nhất của Facebook theo những cách khác nhau.
"Nếu tôi mua Ford, và nó không hoạt động tốt, tôi không thích nó, tôi có thể mua Chevrolet. Nếu tôi buồn với Facebook, sản phẩm tương đương tôi có thể đăng ký là gì?", ông Graham hỏi.
"Tôi không nói về các loại. Tôi đang nói về sự cạnh tranh thực sự mà bạn phải đối mặt. Bởi vì các công ty ôtô phải đối mặt với rất nhiều cạnh tranh. Họ làm một chiếc xe bị lỗi, tin tức lan khắp thế giới, mọi người ngừng mua xe đó, họ mua một chiếc khác. Vậy có lựa chọn nào thay thế Facebook hay không?", Thượng nghị sĩ Lindsey Graham bồi thêm.
Zuckerberg đã trả lời "dài dòng" về cách "người Mỹ trung bình sử dụng tám ứng dụng khác nhau" để kết nối với bạn bè của họ, cố gắng làm cho Facebook trở thành một trong nhiều ứng dụng đó.
Không lâu sau, Graham đã cắt lời và hỏi Zuckerberg nghĩ sao nếu Facebook bị là một nhà độc quyền.
"Chắc chắn tôi không cảm thấy thế," Zuckerberg đáp. Cả hội trường rộ lên tiếng cười sau câu trả lời của Mark Zuckerberg.
Facebook có thể ra phiên bản trả phí
Nhiều thượng nghị sĩ đã hỏi Zuckerberg liệu có thể xem xét một phiên bản trả tiền, không có quảng cáo của Facebook trong tương lai. Tức người dùng có thể trả tiền để sử dụng Facebook và không còn bị biến thành "món hàng" để tạo ra lợi nhuận cho nền tảng này.
Zuckerberg cho biết không loại trừ khả năng Facebook sẽ ra mắt một phiên bản trả phí. CEO của Facebook khẳng định với nghị sỹ Orrin Hatch rằng sẽ luôn có một phiên bản miễn phí của Facebook, và lựa chọn trả phí đang được mạng xã hội này cân nhắc.