Mang vàng dỏm đi 'bẫy' tiệm vàng

Phan Thị Thu Thùy (trên) và Lê Hữu Duy tại Công an quận 10, TP HCM
Phan Thị Thu Thùy (trên) và Lê Hữu Duy tại Công an quận 10, TP HCM
Công an quận Bình Tân, TP HCM đang tạm giữ Phan Thị Thu Thùy (SN 1992, quê tỉnh Quảng Ngãi) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Công an quận 10 cũng đang làm rõ hành vi tương tự của Lê Hữu Duy (SN 1994, quê tỉnh Bình Định). Đây là 2 đối tượng trong đường dây mua bán vàng giả ở TP HCM và Bình Dương.

Mang vàng giả đi giao dịch

Chiều 14/1, ông T.V (SN 1943, chủ tiệm cầm đồ ở quận 10) đã gọi điện trình báo công an về việc có 2 đối tượng mang vàng giả đến cầm ở tiệm của ông. Ngay sau đó, công an đã mời 2 đối tượng trên về trụ sở làm việc với tang vật là 1 mặt thánh giá làm bằng vàng giả.

Tại cơ quan công an, Thùy và Duy khai nhận do có quen biết trước đó nên sáng 14/1, Thùy được một người đàn ông tên Ba đưa 1 mặt thánh giá cùng hóa đơn của tiệm vàng M.D (huyện Hóc Môn, TP HCM) có giá 2,6 triệu đồng. Ba cho biết do vàng chưa đủ tuổi nên nếu cầm được giá cao hơn 2,6 triệu đồng thì sẽ chia số dư cho cả 3 người.

Sau khi bàn bạc, Duy và Thùy đến tiệm của ông T.V cầm với giá 3,5 triệu đồng, còn Ba đứng gần đó cảnh giới. Do nhiều lần bị lừa bởi chiêu trò tương tự nên ông V. đã câu giờ rồi gọi điện thoại báo công an.

Thùy còn khai nhận cuối năm 2014, Thùy và 1 phụ nữ tên Bi (đang bỏ trốn) đã thực hiện 2 vụ bán, cầm vàng giả trót lọt tại quận Tân Bình và quận Bình Tân, thu 8,5 triệu đồng.

Anh P.H.B (SN 1978, chủ tiệm cầm đồ ở quận Tân Bình) cho biết: “Tôi có cầm của 1 cô gái chiếc nhẫn vàng 18k cùng hóa đơn của tiệm vàng K.L (Bình Dương) với giá 4,5 triệu đồng. Một thời gian sau, khi công an mời lên làm việc thì tôi mới biết là vàng giả”. Bên cạnh đó, Thùy đã cùng Duy bán vàng giả ở Bình Dương, lấy 7,5 triệu đồng.

Máy móc hiện đại cũng chịu thua

Trao đổi với phóng viên, chị H. (chủ tiệm vàng ở quận Bình Tân) cho biết: “Một buổi tối, tôi đang trông cửa hàng thì có 2 phụ nữ tạt vào bán chiếc nhẫn màu vàng mua ở Bình Dương, có hóa đơn hẳn hoi”.

Qua nhiều công đoạn kiểm tra, chị H. đồng ý mua chiếc nhẫn với giá 5 triệu đồng. Sau khi 2 phụ nữ đi khỏi, chồng chị H. xem kỹ một lần nữa, nghi là vàng giả nên mang đến máy quang phổ ở tiệm vàng khác để kiểm tra. Kết quả cho thấy chiếc nhẫn có 68% vàng, còn lại là đồng và bạc. Tuy nhiên, khi nấu chiếc nhẫn thành một khối thì mới phát hiện là vàng giả.

“Đây là kiểu lừa rất khó phát hiện. Bọn lừa đảo có thể sử dụng một kim loại nặng có tỉ trọng tương đương với vàng để chế biến thành những món nữ trang và mang đi bán. Đáng nói là cả những phương pháp thử vàng truyền thống lẫn hiện đại đều không phát hiện được vàng giả” - chị H. nói.

Với hơn 20 năm kinh doanh cầm đồ, ông T.V cho biết: “Thủ đoạn của các bọn lừa đảo ngày càng tinh vi, chất liệu làm vàng giả ngày càng cao siêu nên máy móc hiện đại nhiều lúc cũng chào thua”.

Bán vàng giả, bị tóm

Công an quận 9, TP HCM đang lập hồ sơ xử lý Phạm Phước Thiện (SN 1982, quê tỉnh An Giang) và Hà Thị Yến (SN 1986, quê TP Cần Thơ) do bán vàng giả.

Sáng 15-1, Thiện cùng Yến đem 1 chiếc lắc vàng 18k đến tiệm vàng Thanh Thanh Bình (phường Phước Bình, quận 9) bán. Tuy nhiên, người của tiệm kiểm tra thì thấy vàng không đủ tuổi.

Thấy bị lộ, cả 2 tìm đường thoát thân nhưng bị nhân viên tiệm vàng cùng người dân bắt giữ.

 

Theo Phạm Dũng

Theo Báo Người Lao Động
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.