Măng cực độc với những người này, thèm đến mấy cũng phải tránh cho xa

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Với bệnh nhân xơ gan, măng gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit. Người già có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng.

Gần đây, một cháu bé 6 tuổi đã phải nhập viện BVĐK Phú Thọ để cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi, chướng bụng, người xanh xao mệt mỏi. Khi các bác sĩ tiến hành chụp X-quang cho thấy hình ảnh mức nước mức hơi, kết quả CT thấy tắc ruột non, quai ruột nổi rõ, các bác sĩ chẩn đoán tắc ruột cơ học nghĩ đến do bã thức ăn.

Theo thông tin ban đầu từ người nhà bệnh nhân cho biết cháu có sở thích ăn măng xào nên mùa măng mẹ cho ăn thường xuyên, cùng thời điểm đó, bé có ăn thêm quả hồng ngâm và quả sung dẫn tới tình trạng bệnh tình như vậy.

Theo các bác sĩ điều trị cho cháu bé, tình trạng tắc ruột nếu không được phát hiện và phẫu thuật sớm dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc, hoại tử ruột, suy đa tạng là rất cao, thậm chí gây tử vong.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo các gia đình không nên cho trẻ ăn quá nhiều những đồ ăn chứa nhiều chất xơ, nhiều nhựa như quả sung, quả hồng ngâm hay măng tươi, đặc biệt không ăn những thực phẩm này lúc đói, vì lúc này thức ăn dễ kết lại với nhau tạo thành khối bã, dẫn đến tắc ruột…

Măng cực độc với những người này, thèm đến mấy cũng phải tránh cho xa ảnh 1 Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi. Ảnh minh họa: Internet

Một số người không nên ăn măng:

Trẻ tuổi dậy thì

Măng tre chứa một lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế.

Người bị sỏi thận

Axit oxalic kết hợp với canxi còn có thể tạo ra sỏi thận. Vì vậy, người bị sỏi thận không được ăn măng. 

Người mắc bệnh dạ dày, tiêu hóa, xơ gan

Măng là thực phẩm khó tiêu hóa. Với bệnh nhân xơ gan, măng gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, thậm chí bị chảy máu thành bụng. Người già có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng.

Người dùng aspirin thường xuyên

Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày.

Lưu ý, măng chứa độc tố cyanide nên không tốt cho sức khỏe nếu không được chế biến đúng cách. Để loại bỏ chất độc, trước khi nấu, bạn nên luộc, ngâm chua hoặc phơi khô măng. Tuyệt đối không ăn măng sống. 

Măng cực độc với những người này, thèm đến mấy cũng phải tránh cho xa ảnh 2 Măng tre chứa một lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế. Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ đang mang thai

Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric.

Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dụng của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.

Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.

Măng cực độc với những người này, thèm đến mấy cũng phải tránh cho xa ảnh 3 Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày. Ảnh minh họa: Internet

Người bị bệnh gút

Người bị bệnh gút không nên ăn măng. Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.

Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.

Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, hiện nay nhiều gia đình có thói quen cực kỳ nguy hại khi ăn măng, dễ biến măng thành thuốc độc” như: 

Luộc măng qua loa

Trong măng có độc tố cyanide. Độc tố này khi đi vào cơ thể dưới tác động của các enzyme của đường tiêu hóa sẽ biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể. Chính vì thế, trước khi nấu măng phải được luộc thật kỹ và rửa đi rửa lại rất nhiều lần.

Ăn măng tươi cực kỳ độc hại

Hàng ngày, nhiều bà nội trợ thường sử dụng măng tươi để xào, nấu canh, ăn kèm với bún, phở… Theo nhiều nghiên cứu, trong măng có chứa ít lipid, đường, chất béo nhưng lại chứa nhiều chất xơ. Bởi thế, chúng là thực phẩm cho những người muốn giảm cân hiệu quả.

Vì chứa nhiều chất xơ nên măng tre còn có tác dụng trị táo bón, giúp tiêu hóa dễ dàng, làm giảm cholesterol trong máu… Cùng với đặc tính chống viêm, măng tre còn giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Măng tươi ngâm dấm, ăn xổi

Nhiều người có thói quen ngâm măng với dấm và ăn xổi. Tuy vậy, do độc tố trong măng gây hại cho sức khỏe nên măng ngâm dấm chưa đủ thời gian - măng chưa ngả sang màu vàng ươm và chưa có mùi chua thì ăn măng có thể gây ngộ độc.

MỚI - NÓNG