Lý do Toyota ''đầu tư'' phát triển nguồn nhân lực Việt Nam?

Bà Eriko Watanabe - Phó giám đốc khối thị trường TMV trao gói tài trợ kỹ thuật cho Trường ĐH Công nghệ GTVT.
Bà Eriko Watanabe - Phó giám đốc khối thị trường TMV trao gói tài trợ kỹ thuật cho Trường ĐH Công nghệ GTVT.
21 năm có mặt tại Việt Nam, Toyota không chỉ khẳng định là nhà sản xuất xe số một, mà còn không ngừng đóng góp cho phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam.

Thương hiệu ô tô hàng đầu tại Việt Nam

Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) được thành lập vào tháng 9 năm1995. Là một trong những liên doanh ô tô có mặt đầu tiên tại thị trường Việt Nam, TMV luôn nỗ lực phát triển bền vững và "chuyển động tiên phong" cùng Việt Nam cũng như đã, đang và sẽ không ngừng cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao và dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo nhằm mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, đồng thời đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và đất nước cùng xã hội Việt Nam.

Xe Toyota được người Việt ưa chuộng bởi chất lượng cao, bền bỉ, tiết kiệm chi phí sử dụng, an toàn và thiết kế phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Cả 5 cái tên là Vios, Altis, Camry, Innova, Fortuner do TMV sản xuất đều liên tục nằm trong nhóm 10 xe bán chạy nhất thị trường.

Hỗ trợ hàng chục triệu đô phát triển nguồn nhân lực ngành ô tô Việt  

Kể từ khi thành lập đến nay, tổng số tiền đóng góp cho các hoạt động xã hội của TMV đã lên tới trên 24 triệu đô la Mỹ, tập trung vào các lĩnh vực: An toàn giao thông, Giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, văn hóa xã hội. Với triết lý sản phẩm làm ra không phải do máy móc mà do con người tạo ra, và điều quan trọng là phải tạo ra một môi trường để con người có thể không ngừng đưa ra những ý tưởng mới cũng như liên tục cải tiến qui trình sản xuất. Đặc biệt tại TMV, khi dây chuyền sản xuất chủ yếu sử dụng nhân công, yếu tố con người lại càng quan trọng hơn nữa. Vì thế, TMV luôn chú trọng thực hiện các hoạt động giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Có thể kể đến các hoạt động như: Chương trình “Học bổng kỹ thuật Toyota” từ năm 1997 dành cho sinh viên xuất sắc thuộc các ngành khoa học kỹ thuật, môi trường của các trường đại học trên toàn quốc. Đến nay, chương trình đã trao tặng 2,153 suất học bổng với tổng giá trị học bổng đã lên tới gần 26 tỷ đồng và trên 100 bộ thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác giảng dạy và học tập cho nhiều trường đại học trên cả nước. Tiếp theo là Chương trình đào tạo Monozukuri dành cho các doanh nghiệp Việt Nam và các sinh viên ngành kỹ thuật đã được nhận học bổng Toyota từ năm 2005. Đến nay, chương trình đã tổ chức thành công 42 khóa học và 2 mô hình cải tiến thí điểm, đào tạo thành công trên 1.100 học viên, bao gồm các cấp quản lý từ 120 doanh nghiệp và sinh viên từ các trường đại học trên toàn quốc...

Trong đó, Chương trình đào tạo kỹ thuật Toyota (T-TEP) hỗ trợ các trường dạy nghề chuyên ngành ô tô nâng cao chất lượng đào tạo kỹ thuật viên lành nghề được thực hiện từ năm 2000, là một trong những chương trình hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực mang ý nghĩa thiết thực mà TMV đã và đang thực hiện. Tính đến nay, đã có 2.389 học viên được đào tạo, trong đó, 536 học viên sau khi tốt nghiệp đã được tuyển dụng làm việc tại hệ thống đại lý TMV.

Tháng 3 vừa qua, trong khuôn khổ của Chương trình T-TEP, TMV tiếp tục tổ chức Lễ chuyển giao thiết bị đào tạo kỹ thuật thường niên cho các trường Đại học/ Cao đẳng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể, TMV trao tặng tổng cộng 03 mẫu xe gồm Corolla, Camry và Vios (đã qua sử dụng), 04 động cơ, 04 hộp số Toyota, 03 thân xe cùng 15 bộ cánh cửa xe cho các trung tâm nghề sửa chữa chung (GJ) tại trường Đại học Công nghệ GTVT, Đại học SPKT TP. HCM và Cao đẳng KT Cao Thắng, và các trung tâm nghề sửa chữa thân vỏ xe và sơn (BP) tại trường Đại học CN Hà Nội, Đại học SPKT TP. HCM và Cao đẳng KTKT TP. HCM. Như vậy, trong suốt 17 năm thực hiện, tổng số tiền hỗ trợ cho Chương trình đã lên tới gần 1 triệu đô la Mỹ, trao tặng 8 xe phục vụ cho công tác đào tạo và giảng dạy trong các năm 2002, 2005, 2010 và 2017.

Đại diện từ các trường cũng đánh giá cao và ghi nhận những đóng góp của TMV thông qua Chương trình này trong thời gian qua. Các mẫu xe và thiết bị kỹ thuật này đều được sử dụng hiệu quả, góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành của các học viên, kết hợp với giáo trình tiêu chuẩn của T-TEP.

Với mong muốn trở thành “công dân tốt trong cộng đồng sở tại”, TMV cho biết sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng các hoạt động đóng góp xã hội, đặc biệt, tiếp tục nghiên cứu các hoạt động mới nhằm đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.