Lý do Litva đứng về phía Ukraine trong cuộc khủng hoảng tại Biển Azov

Lý do Litva đứng về phía Ukraine trong cuộc khủng hoảng tại Biển Azov
TPO - Việc Litva ủng hộ Ukraine trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine tại Biển Azov nằm trong toan tính của nước này trong việc hợp lực với các đối thủ của Nga để ngăn chặn vai trò ảnh hưởng của Moscow tại khu vực Biển Đen và Bán đảo Crimea.

Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite hôm 7/12 đã công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến vụ đụng độ với tàu chiến Ukraine tại Eo biển Kerch-nối liền Biển Azov với Biển Đen.

Trước đó cùng ngày, Tổng thống Grybauskaite đã gặp người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko. Hai bên đã thảo luận về tình hình an ninh tại Đông Ukraine và Biển Azov, cùng với đó là sự ủng hộ của Litva cũng như cộng đồng quốc tế dành cho Kiev. 

Phát biểu trong cuộc gặp, Tổng thống Grybauskaite cho biết, Litva kiên quyết ủng hộ Ukraine và đã đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào những người phải chịu trách nhiệm cho hành động gây hấn tại Eo biển Kerch và Biển Đen.

“Litva sẽ tăng cường hỗ trợ Ukraine về mặt quân sự với việc cung cấp thêm đạn dược, cử thêm nhiều huấn luyện viên quân sự và chuyên gia an ninh mạng, những người sẽ giúp phía Kiev đối phó với những vụ tấn công tích hợp, đặc biệt trong thời gian diễn ra các cuộc bầu cử”, ông Grybauskaite nhấn mạnh.

Litva là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu theo thể chế cộng hòa. Theo sự phân chia của Liên Hiệp Quốc, Litva được xếp vào nhóm Bắc Âu. Litva giáp với  tỉnh Kaliningrad thuộc Liên bang Nga về phía Tây Nam.

Litva và Nga có mối quan hệ không hài hòa xung quanh vấn đề Kaliningrad . Đặc biệt, sau khi quốc gia nhỏ bé Bắc Âu này gia nhập Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 29/3/2004, mối quan hệ với Nga càng trở nên lạnh nhạt hơn.

Nga luôn phản đối việc NATO mở rộng quân sự sang phía Đông, đe dọa an ninh và các lợi ích của Nga ở sườn Đông.

Các nhà phân tích cho rằng, động thái trên của Litva diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế vẫn chưa có biện pháp giới hạn nào nhằm vào Moscow là một chi tiết hết sức đáng chú ý.

Việc ủng hộ Ukraine trong hoàn cảnh này nằm trong toan tính của nước này trong việc hợp lực với các đối thủ của Nga để ngăn chặn vai trò ảnh hưởng của Moscow tại khu vực Biển Đen và Bán đảo Crieam.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.