Lúng túng lên phương án tuyển sinh

Lúng túng lên phương án tuyển sinh
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) sớm đăng ký thông tin cũng như các phương án tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 với bộ. Thế nhưng, đến lúc này, thông tin về những thay đổi liên quan đến khối thi lại hết sức mù mờ.

Lúng túng lên phương án tuyển sinh

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) sớm đăng ký thông tin cũng như các phương án tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 với bộ. Thế nhưng, đến lúc này, thông tin về những thay đổi liên quan đến khối thi lại hết sức mù mờ.

Học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 đang lóng ngóng phương án tuyển sinh chính thức. Trong ảnh: giờ học môn hóa của học sinh lớp 12A1 Trường THPT Giồng Ông Tố, Q.2, TP.HCM
Học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 đang lóng ngóng phương án tuyển sinh chính thức. Trong ảnh: giờ học môn hóa của học sinh lớp 12A1 Trường THPT Giồng Ông Tố, Q.2, TP.HCM. Ảnh: Anh Khôi

Theo nhiều cán bộ phụ trách tuyển sinh, một trong những yêu cầu của bộ khiến không ít trường lúng túng xác định khối thi hoặc khối xét tuyển tương ứng của từng ngành; chỉ tiêu tuyển sinh (tổng chỉ tiêu, chỉ tiêu trình độ ĐH, chỉ tiêu trình độ CĐ) và phương thức tuyển sinh (tổ chức thi hoặc không tổ chức, chỉ xét tuyển).

Khó cho trường và cả thí sinh

Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các ĐH, học viện, các trường ĐH và CĐ đăng ký thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 trước ngày 31-12. Thế nhưng “đến thời điểm này bộ vẫn chưa công bố chính thức những khối thi của kỳ tuyển sinh năm 2012. Các trường chưa biết được bộ sẽ thêm khối thi nào nên không thể đăng ký xác định khối thi được.

Theo yêu cầu của bộ, nhà trường chỉ xác định khối thi như trước đây và không có thay đổi gì” - TS Phạm Tấn Hạ, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), cho biết.

Tương tự, TS Trần Thế Hoàng, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cũng cho biết theo yêu cầu của bộ, nhà trường sẽ không có thay đổi nào so với kỳ thi năm 2011. “Trước mắt chúng tôi vẫn đăng ký tuyển sinh khối A với những ngành đào tạo hiện nay của trường, không có gì thay đổi. Khi nào Bộ GD-ĐT công bố chính thức những quy định mới trong tuyển sinh nhà trường sẽ điều chỉnh”- ông Hoàng khẳng định.

Nhiều chuyên gia cho rằng việc bộ yêu cầu các trường thực hiện việc đăng ký này với mục đích thăm dò ý kiến từ các trường về việc cải tiến tuyển sinh của bộ trong kỳ tuyển sinh tới. “Nhưng chính điều này lại làm khó cho các trường và cả thí sinh. Các trường không có cơ sở nào để đăng ký khối thi. Nếu đăng ký khối thi mới nhưng bộ không chấp nhận khối thi này thì sao? Bộ phải công bố trước những khối thi cụ thể để các trường và thí sinh lựa chọn thì hợp lý hơn” - trưởng phòng đào tạo một trường ĐH nói.

Rất nhiều trường cho biết trong khi chờ đợi Bộ GD-ĐT quyết định chính thức cải tiến tuyển sinh hiện các trường cũng chỉ đăng ký khối thi như kỳ tuyển sinh năm 2011.

Xác định... như năm trước

Nhiều chuyên gia cho rằng với quy định mới trong tuyển sinh, các trường phải phấn đấu để đạt được các tiêu chí mà bộ đưa ra nhưng trước mắt phần lớn trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó tiêu chí về diện tích sàn xây dựng sẽ là điều kiện khó cho các trường.

Theo Th.S Hứa Minh Tuấn, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Tài chính - marketing, với quy định mới đây là năm đầu tiên bộ để các trường tự xác định chỉ tiêu nhưng sẽ có nhiều trường lúng túng. “Vì vậy có thể nhiều trường sẽ đăng ký chỉ tiêu năm 2012 bằng cách lấy chỉ tiêu tương đương năm 2011” - ông Tuấn nói.

PGS.TS Mai Hồng Quỳ, hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cũng cho biết dự kiến trường, không tăng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy và sẽ đăng ký chỉ tiêu tương đương năm trước. Về tiêu chí giảng viên nhà trường không lo, nhưng trường này lại vướng tiêu chí về diện tích sàn xây dựng.

Tuy nhiên bà Quỳ cho rằng việc xác định diện tích sàn xây dựng cần phải tính đến diện tích sàn của trường đang trong quá trình xây dựng. “Nhà trường đang xây dựng thêm một cơ sở, dự kiến hoàn thành sau hai năm nữa. Trong thời gian này chúng tôi phải thuê cơ sở để dạy. Nếu không được tính phần diện tích trường đang xây dựng thì phải tính phần diện tích cơ sở thuê” - bà Quỳ nói.

Trong khi đó, nhiều trường ngoài công lập đang tỏ ra rất lo lắng với quy định mới vì cho rằng việc xác định tiêu chí lấy số giảng viên có trình độ thạc sĩ làm cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ ĐH, CĐ chính quy so với quy định trước đây là quá cao.

Ở các trường ngoài công lập nếu tính số giảng viên hợp đồng dài hạn, làm việc toàn phần tại cơ sở đào tạo này thì tỉ lệ rất thấp. Vì vậy chắc chắn sẽ có rất nhiều trường không đạt được, nhất là các trường mới thành lập.

“Thực tế hiện nay với hơn 400 trường ĐH, CĐ có khoảng 50% giảng viên các trường ngoài công lập là giảng viên “đứng hai chân” (đồng thời dạy trường công và trường tư) và cũng có khá đông người ở tuổi nghỉ hưu. Nếu siết lại theo quy định mới chắc chắn các trường này sẽ thiếu giáo viên, chất lượng giảng viên cũng giảm sút... không đáp ứng tiêu chí này”- TS Nguyễn Đăng Liêm, hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định, nói.

Th.S Võ Văn Tuấn, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn Lang, cũng cho rằng quy định mới gắt gao hơn, hạn chế rất lớn việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh các trường. Việc này buộc các trường phải đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo.

“Trong cả hai tiêu chí để xác định chỉ tiêu, ở trường chúng tôi không quá lo lắng. Nếu thực hiện đúng theo quy định này chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2012 của trường hơn 1.500. Nhưng với tiêu chí diện tích sàn xây dựng thuộc sở hữu của các trường sẽ có nhiều trường không đạt được. Vì hiện có không ít trường chỉ thuê mướn cơ sở đào tạo. Phải có lộ trình để các trường kịp xoay xở” - ông Tuấn nói.

Theo Trần Huỳnh
Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.