Lùm xùm quanh chuyện đóng cửa dinh thự vua Mèo

Khu dinh thự họ Vương có thể bị đóng cửa từ 15/6Ảnh: NGUYÊN KHÁNH
Khu dinh thự họ Vương có thể bị đóng cửa từ 15/6Ảnh: NGUYÊN KHÁNH
TP - Cháu nội vua Mèo Vương Chí Thành thông báo sẽ tạm đóng cửa di tích quốc gia Dinh thự họ Vương từ 15/6. Đại diện gia đình và tỉnh Hà Giang dự kiến ngồi bàn thảo xung quanh câu chuyện này ngày hôm nay.

ÐÓNG CỬA VÌ ÐÂU?

Ông Vương Duy Bảo, cháu nội vua Mèo Vương Chí Thành thông báo dự kiến tạm đóng cửa di tích quốc gia dinh thự họ Vương từ ngày 15/6. Vài ngày trước ông tuyên bố: Tại cuộc họp với Sở VHTTDL Hà Giang ngày 21/5, ông nói nếu tỉnh không xây dựng Quy chế quản lý khu di tích kiến trúc nghệ thuật nhà họ Vương, gia tộc họ Vương tự quản lý.

Điều đáng nói là sự việc xảy ra chỉ ít lâu sau khi tỉnh Hà Giang trả lại “sổ đỏ” cho những người thừa kế hợp pháp của vua Mèo. Trước đó tỉnh cấp sai đối tượng cho Phòng VHTT huyện Đồng Văn. Phóng viên liên hệ với ông Vương Duy Bảo, được biết ông trên đường lên Hà Giang chuẩn bị làm việc với Sở VHTTDL tỉnh Hà Giang và UBND huyện Đồng Văn ngày 13/6, nội dung xoay quanh câu chuyện quy chế quản lý di tích, cùng các vấn đề liên quan tới di tích.

Vì sao ông tuyên bố đóng cửa di tích quốc gia? “Thứ nhất từ khi giao cho chính quyền quản lý đến nay di tích xuống cấp trầm trọng, gần như thành phế tích. Tuyên truyền và thuyết minh không đáp ứng được ba yếu tố: Tính chân thực lịch sử; không nêu được giá trị kiến trúc nghệ thuật của tòa dinh thự; không nêu được tòa dinh thự là biểu hiện của chính sách đại đoàn kết dân tộc mà Bác Hồ xây dựng nên”, ông Vương Duy Bảo nói với Tiền Phong.

Ông Bảo còn nói thêm: Chính quyền sở tại vi phạm di sản văn hóa. Ông cho rằng địa phương tự ý trùng tu, làm biến dạng di tích gốc. Ông dẫn lại chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về việc xây dựng quy chế quản lý khu di tích, tới nay địa phương chưa bàn với gia đình về việc này. Đầu năm 2019, Bộ VHTTDL có văn bản đề nghị địa phương phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan trùng tu di tích, xây dựng quy chế. UBND tỉnh Hà Giang cũng có văn bản yêu cầu Sở và huyện Đồng Văn thực hiện nhưng tới nay cơ quan chức năng liên quan chưa làm được.

“Với tinh thần và trách nhiệm gia đình, tôi thấy được vinh danh di tích quốc gia mà để như thế xấu hổ quá, không xứng đáng. Tốt nhất ta tạm đóng cửa lại, làm cho tốt mọi việc để phục vụ tốt rồi lúc đó hãy mở cửa phục vụ du khách”, ông Vương Duy Bảo nói.

Ông Bảo bày tỏ sự không hài lòng khi địa phương biến khu nhà ở thành bảo tàng, thuyết minh không đúng về một số hạng mục: Bể chứa nước sinh hoạt lại tuyên truyền là bể đựng nước cho vợ ba vua tắm. Kho để đồ lại thuyết minh là kho chứa thuốc phiện, súng ống.

KHÚC MẮC LỢI ÍCH?

Ông Vương Duy Bảo đề nghị tỉnh Hà Giang thống nhất với đại diện gia tộc họ Vương các vấn đề: Trách nhiệm Nhà nước với dinh thự vì đây là di tích quốc gia; trách nhiệm dòng họ Vương cùng Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di tích; phân chia quyền lợi từ bán vé giữa Nhà nước và nhà họ Vương.

Khi phóng viên đặt câu hỏi liệu có chuyện ông định đóng cửa và sau đó tự quản lý rồi tăng giá vé tham quan hoặc gây khó dễ cho khách tham quan, ông Bảo đáp: “Không màng chuyện đó. Đây là di tích quốc gia, là biểu hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc nên phải tuyên truyền mở rộng cho mọi người biết càng nhiều càng tốt. Tôi mong mọi người đến càng đông càng tốt, nhưng họ phải hiểu đúng về giá trị di sản”.

Sở VHTTDL tỉnh Hà Giang chưa lên tiếng xung quanh khúc mắc về trùng tu di tích và các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa trả lời Tiền Phong về các đợt tu bổ di tích dinh thự họ Vương. Cụ thể từ năm 2005, Bộ Văn hóa-Thông tin quyết định số 7104/QĐ-BVHTT phê duyệt thiết kế và tổng dự toán việc đầu tư, tu bổ, tôn tạo. Tổng kinh phí sau kiểm toán là trên 7 tỷ đồng.

UBND tỉnh Hà Giang trình bày trong báo cáo số 333 ngày 24/8/2018 rằng, tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo để điều hành thực hiện dự án và giải quyết các vấn đề liên quan đến vận động các hộ gia đình di dời ra ngoài khu di tích để thuận lợi cho việc trùng tu, tôn tạo. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ 6 gia đình làm nhà ở để di chuyển ra ngoài khu di tích.

“Từ 2005 đến nay, hằng năm UBND huyện Đồng Văn thường xuyên bố trí kinh phí từ nguồn bán vé để sửa chữa nhỏ khu vực di tích. UBND tỉnh Hà Giang có văn bản số 2273/UBND-XH ngày 15/7/2016 về việc cho chủ trương xây dựng, trùng tu khu di tích nhà Vương. UBND huyện Đồng Văn có Quyết định số 2416/QĐ-UBND ngày 14/8/2017 về việc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình: Khu di tích nhà Vương xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn với hạng mục: trùng tu, sửa chữa khu di tích”, bà Hiền nói.

Lùm xùm quanh chuyện đóng cửa dinh thự vua Mèo ảnh 1 Khu dinh thự họ Vương có thể bị đóng cửa từ 15/6Ảnh: NGUYÊN KHÁNH

Câu chuyện đóng cửa hay phân chia trách nhiệm, nguồn lợi từ di tích khu dinh thự họ Vương sớm được làm rõ trong cuộc làm việc với các bên.

Vì sao ông tuyên bố đóng cửa di tích quốc gia? “Thứ nhất từ khi giao cho chính quyền quản lý đến nay di tích xuống cấp trầm trọng, gần như thành phế tích. Tuyên truyền và thuyết minh không đáp ứng được ba yếu tố: Tính chân thực lịch sử; không nêu được giá trị kiến trúc nghệ thuật của tòa dinh thự; không nêu được tòa dinh thự là biểu hiện của chính sách đại đoàn kết dân tộc mà Bác Hồ xây dựng nên”, ông Vương Duy Bảo nói với Tiền Phong.

CẦN QUY CHẾ QUẢN LÝ PHÙ HỢP

Xung quanh câu chuyện kiểm tra và giám sát di tích khu dinh thự họ Vương, bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa cho biết: Ngày 29/8/2018, đoàn công tác của Bộ do lãnh đạo Bộ chủ trì trực tiếp lên làm việc với tỉnh Hà Giang đề nghị UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý chống xuống cấp di tích, có kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên các hạng mục công trình thuộc khu di tích.

“Về lâu dài, chính quyền địa phương cần có kế hoạch quản lý tổng thể khu vực phía trước Khu di tích nhà Vương và một số hộ dân đang sinh sống trong khu vực bảo vệ II của di tích. Quy chế quản lý di tích Nhà Vương đã được ban hành từ năm 2007, đến nay cần được rà soát, nghiên cứu, bổ sung theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý di tích trong giai đoạn mới”, bà Hiền nói.

ĐÓNG CỬA LÀ CHƯA ĐÚNG

Luật sư Trần Anh Dũng (Đoàn Luật sư Hà Nội) phân tích: ông Bảo và những người thừa kế hợp pháp dinh thự họ Vương có quyền thỏa thuận nhận tiền phân chia nguồn lợi từ bán vé. Về quyết định đóng cửa di tích, luật sư nói rằng đây là “hành động không đúng”, bởi đối chiếu Điều 14, 15 Luật Di sản văn hóa thì “chủ sở hữu lẫn bên quản lý đều phải tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá”. 
Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa bổ sung thêm: Điều 10 Luật Di sản văn hóa quy định “các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa”.

MỚI - NÓNG