Họ Vương hàng trăm con cháu, sổ đỏ dinh thự 'vua Mèo' được cấp cho ai?

Du khách tham quan dinh thự "vua Mèo' - Ảnh: Huy Thanh
Du khách tham quan dinh thự "vua Mèo' - Ảnh: Huy Thanh
Ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, trong trả lời Báo Người Lao Động sáng 2-11 đã lần đầu lên tiếng về việc cấp “sổ đỏ” dinh thự “vua Mèo” sau khi có chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình.

Sáng 2-11, trao đổi với PV, ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, cho biết đã giao cho các ban ngành liên quan phối hợp thực hiện đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về việc cấp "sổ đỏ" dinh thự "vua Mèo".

Theo ông Quý, hiện tỉnh đã triển khai, giao cho các ban ngành thực hiện các quy trình theo đúng pháp luật. Việc cấp "sổ đỏ" dinh thự "vua Mèo" cho họ Vương không phải là việc đơn giản, vì con cháu dòng họ Vương rất đông người, có đến hàng trăm người khắp các nước. Suy cho cùng vẫn sẽ là con cháu dòng họ Vương được hưởng.

Ông Vương Duy Bảo (cháu nội "vua Mèo" Vương Chí Sình/Vương Chí Thành) cho biết: "Việc Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo tỉnh Hà Giang cấp lại "sổ đỏ" cho dòng họ Vương là rất sát sao và kịp thời, đúng quan điểm của Đảng và nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay dinh thự đang xuống cấp ở nhiều hạng mục nhưng chính quyền vẫn tiến hành bán vé thu tiền, ở nhiều công trình chính quyền cho xây dựng nhiều hạng mục bên trong khu vực dinh thự nhưng đến nay vẫn chưa có động thái nào sửa chữa. Vậy trách nhiệm của các cấp ở đâu?".

Cũng theo ông Bảo, con cháu họ Vương đã họp và có giấy tờ đồng ý cho ông là người đứng ra làm người đại diện đứng tên làm chủ quyền sở hữu dinh thự "vua Mèo".

Trước đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp làm việc với gia tộc họ Vương để chỉ đạo việc rà soát, xác định ranh giới khu đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất Khu nhà Vương theo đúng quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan. Đồng thời chỉ đạo việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các hộ đã di dời ra ngoài khu di tích theo đúng quy định của pháp luật.

Như PV đã nhiều lần đưa tin, ngày 21-7, ông Vương Duy Bảo có đơn gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị giải quyết trả lại mảnh đất gắn với tòa dinh thự hơn 100 tuổi của họ Vương.

Trong đơn, ông Bảo bày tỏ bức xúc khi biết UBND tỉnh Hà Giang đã cấp sổ đỏ cho Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đồng Văn sử dụng lâu dài mảnh đất gắn liền với tòa dinh thự họ Vương từ năm 2012.

Ngày 16-8, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo tổng quan quá trình xử lý, giải quyết kiến nghị của ông Vương Duy Bảo về các vấn đề liên quan đến tòa dinh thự họ Vương. Trong đó có việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tòa dinh thự này.

Khu dinh thự "vua Mèo", tên dùng trong các văn bản là dinh thự họ Vương, hay còn được gọi với tên Nhà Vương, tọa lạc trong một thung lũng thuộc địa bàn xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang.

Toàn bộ dinh thự "vua Mèo" có diện tích gần 3.000 m2, được "vua Mèo" Vương Chí Sình (hay Vương Chính Đức) cho khởi công vào năm 1919 và hoàn thành sau đó 9 năm, tức năm 1928. Tổng kinh phí xây dựng ước tính tới 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương.

Theo Theo Người lao động
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.