Lửa thử vàng

0:00 / 0:00
0:00
TP - Nhiều doanh nghiệp cho biết, họ đang gặp khó trăm đường. Hậu giãn cách, doanh nghiệp chưa hết lo chuyện thiếu lao động, giờ thêm cả vấn đề khó khăn trong tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá.

Đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và khủng hoảng về lao động đang là thách thức với doanh nghiệp trong thời điểm này, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu phía Nam.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, có 96% doanh nghiệp gặp ít nhất một trong các vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị như khó tiếp cận khách hàng, mất cân đối dòng tiền hay đứt gãy chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, giá nguyên liệu tăng, chi phí logistics “nhảy vọt” từng ngày, cũng gây không ít khó khăn khi đưa sản phẩm ra các thị trường nước ngoài. Đây chính là thời điểm mà các doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu đều phải “gồng mình”, đại diện một doanh nghiệp chế biến thủy hải sản chia sẻ.

Muốn làm hàng xuất khẩu, muốn không đứt gãy chuỗi cung ứng, doanh nghiệp luôn phải tự bù lỗ, hoặc tìm nhiều giải pháp thay thế như đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa.

Tại Đồng Nai, một hợp tác xã chuyên trồng trọt và cung ứng từ 60.000 đến 80.000 tấn xoài đạt chuẩn đi các thị trường Hàn Quốc, Úc, New Zealand, bị đứt gãy chuỗi xuất khẩu vì dịch bệnh phức tạp. Hợp tác xã đã phải tìm đến các điểm bán, siêu thị và cửa hàng giới thiệu sản phẩm. “May mắn, sản phẩm ngon trước nay dùng để xuất khẩu, nên khi đến tay người tiêu dùng trong nước đều nhận được hiệu ứng tích cực”, đại diện hợp tác xã hồ hởi khoe.

Thực tế, tại các thị trường nước ngoài, nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam vẫn được ưa chuộng. Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, ông Alain Cany, cho biết, hàng Việt Nam luôn có cơ hội gia tăng thị phần tại khu vực này. Tuy nhiên, thị trường châu Âu đặt ra không ít những khó khăn về vận chuyển, về kiểm dịch… khiến cho chi phí bị “đội” lên, làm khó doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, doanh nghiệp trong nước vẫn đang nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu, tăng tốc sản xuất kinh doanh những tháng cuối năm, để bù đắp lại những thiệt hại nặng nề của những tháng giãn cách do COVID-19.

Kết quả, 11 tháng của năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của TPHCM qua cửa khẩu thành phố ước đạt 34,5 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy vậy, vẫn có những nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng như gạo, cà phê, đặc biệt là cao su.

Số liệu từ Sở Công Thương TPHCM, thị trường tháng 11 phát triển tốt hơn tháng 10, hầu hết các doanh nghiệp cũng đều có chiến lược cụ thể để đẩy mạnh hàng hóa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cho tháng 12. Vì thế, chúng ta có quyền hy vọng doanh nghiệp có thể khắc phục được những khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh này.

So với những ngày giãn cách toàn xã hội, thời điểm này, cho dù doanh nghiệp phải chật vật khôi phục lại sản xuất kinh doanh, cho dù vẫn còn hàng ngàn khó khăn thách thức, nhưng các doanh nghiệp vẫn tìm được những điểm sáng, những hy vọng để tiếp tục phát triển sản xuất, chứ không còn là những tháng ngày đóng cửa, ngồi chờ thời cơ.

MỚI - NÓNG
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
TPO - Chiều 4/11, Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an đã công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình, kể từ ngày 6/11.