Lớp học đặc biệt cho các cô dâu người Lào bên dòng Sê Pôn

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bên dòng Sê Pôn thuộc huyện Hướng Hóa, Quảng Trị có nhiều lớp học đặc biệt luôn sáng đèn; tiếng giảng bài, đánh vần rộn rã. Học viên của hai lớp học này là 60 cô dâu người Lào lấy chồng Việt. Họ học để hòa nhập, có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
Lớp học đặc biệt cho các cô dâu người Lào bên dòng Sê Pôn ảnh 1

Mặc cho thời tiết mưa lạnh của vùng biên giới vào cuối thu, lớp học xóa mù chữ tại hai thôn Loa và thôn Vầng, xã Ba Tầng (một xã thuộc Hướng Hóa - huyện miền núi biên giới của Quảng Trị) vẫn luôn sáng đèn. Chị Hồ Thị Meng, dân tộc Pa Cô, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Ba Tầng là giáo viên đứng lớp cho biết, toàn bộ học viên của lớp là phụ nữ người Lào, lấy chồng, sinh sống tại xã Ba Tầng, đã được chính quyền địa phương nhập quốc tịch Việt Nam.

Lớp học đặc biệt cho các cô dâu người Lào bên dòng Sê Pôn ảnh 2

Chị Meng cho hay, các cô dâu Việt có thể nói tiếng Pa Cô và tiếng Kinh nhưng hầu hết không biết viết, biết đọc, không biết cộng trừ nhân chia. Việc này khiến các chị không có điều kiện hòa nhập tốt vào cộng đồng. Nhiều chị không dám đi chợ, khó khăn trong nuôi dạy con cái, thậm chí bị kẻ gian lừa lọc trong mua bán nông sản.

Lớp học đặc biệt cho các cô dâu người Lào bên dòng Sê Pôn ảnh 3

"Họ đều muốn biết đọc, biết viết để thuận tiện trong công việc, tự tin khi giao tiếp. Hiểu được điều đó, Hội Phụ nữ xã, Trường Tiểu học xã Ba Tầng và Đồn Biên phòng Ba Tầng (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) phối hợp mở 2 lớp học xóa mù chữ cho chị em”, chị Meng nói.

Lớp học đặc biệt cho các cô dâu người Lào bên dòng Sê Pôn ảnh 4

"Giáo viên quân hàm xanh" đứng lớp

Lớp học đặc biệt cho các cô dâu người Lào bên dòng Sê Pôn ảnh 5
Bộ đội hướng dẫn cho các học viên viết từng con số
Lớp học đặc biệt cho các cô dâu người Lào bên dòng Sê Pôn ảnh 6

Theo Đại úy Hồ Xuân Lê, cán bộ Đồn Biên phòng Bà Tầng, các chị học viên đã lớn tuổi, tay viết không được dẻo, tiếp thu bài chậm, nên mỗi giờ lên lớp đều có một cán bộ Bộ đội Biên phòng và một cán bộ phụ nữ xã hoặc giáo viên trường tiểu học chỉnh, uốn nắn cho các chị trong từng nét chữ của mỗi tiết học. Đến nay, các chị đã biết viết, đọc, thành thạo; cộng trừ trong phạm vi 100.

Lớp học đặc biệt cho các cô dâu người Lào bên dòng Sê Pôn ảnh 7

Trong ít phút giải lao giữa buổi học. “Biết chữ mình tự tin rất nhiều trong giao tiếp, dễ dàng tìm thêm cách làm kinh tế hiệu quả, rồi áp dụng cho gia đình xóa đói, giảm nghèo...”, chị Bông quyết tâm.

Thiếu tá Vũ Văn Trung, Chính trị viên phó, Đồn Biên phòng Ba Tầng cho biết, trên địa bàn đơn vị quản lý gồm xã Ba Tầng và A Dơi (huyện Hướng Hóa) còn nhiều chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ Lào lấy chồng Việt Nam chưa biết tiếng Việt. Từ tháng 10/2021 đến nay, Hội Phụ nữ, Trường Tiểu học hai xã phối hợp với đơn vị mở 5 lớp xóa mù dạy 175 học viên. Tháng 5/2022 đã bế giảng 2 lớp, 65 học viên, hiện nay đang duy trì 3 lớp ở hai xã với 110 học viên. Với kết quả đạt được, thời gian tới các đơn vị tiếp tục phối hợp mở thêm các lớp xóa mù chữ, góp phấn chấm dứt tình trạng mù chữ ở các địa phương.

MỚI - NÓNG