> Quản lý các điểm “Đu dây qua sông Nhuệ”
Cỗ giữ thăng bằng. Ảnh: L.M. |
Nhà ở tận Bản Hu, cách trường 12km, tờ mờ sáng, Hoàng Thị Vinh, học sinh lớp 8 trường THCS Tĩnh Bắc (huyện Lộc Bình), ăn bát cơm nguội với mỡ, rồi cầm đuốc đến trường. Đoạn đường xa, qua nhiều núi, đồi, nhưng Vinh ngại nhất là phải qua sông Kỳ Cùng. Em xắn cao quần áo, cầm sách lần mò đi qua những tràng sỏi đá sâu dưới dòng nước, nhiều lần suýt ngã.
Thời điểm này, nước cạn, những người lái đò bận công việc gieo trồng nông nghiệp nên em và 173 học sinh trong trường phải lội sông. Bà Hoàng Thị Nơi, mẹ của Vinh cho biết, gia đình dự tính gửi con ở trọ gần trường học, song do nhập thấp, Vinh lại nhớ nhà, nên đành lội sông đi học.
Đời sống của người dân Tĩnh Bắc còn khó khăn, việc chu cấp cho con trọ học vượt quá khả năng của nhiều gia đình. Thầy giáo Hoàng Việt Long, Hiệu trưởng trường THCS Tĩnh Bắc nói: Khi đến mùa mưa bão, sông Kỳ Cùng nước lên rất nhanh, học sinh buộc phải nghỉ. Nhà trường liên tục căn dặn phụ huynh phải đưa con em mình qua sông. Tuy vậy, do vướng bận việc nhà nông, phần lớn các em tự xoay xở.
Cùng hoàn cảnh, các cháu trường Tiểu học xã Tĩnh Bắc phải lội suối tìm chữ. Cháu Nông Thị Nhung, học sinh lớp 1A giơ cao sách vở ngang đầu, cắm cúi vượt dòng nước ngập đến bụng. Khi đến bờ bên kia, bé Nhung cười, hai hàng răng va vào nhau lập cập vì ướt, lạnh.
Ông Nguyễn La Thông, Giám đốc Sở Giao thông- Vận tải tỉnh Lạng Sơn, cho biết, tại 6 huyện Văn Lãng, Tràng Định, Lộc Bình, Văn Quan, Cao Lộc, Hữu Lũng, có nhiều điểm bị sông Kỳ Cùng chia cắt. Theo thống kê, muốn đến trường, 2.967 học sinh, 224 giáo viên phải lội suối, hoặc đi bè, mảng nếu nước to, sâu. Trên địa bàn có 75 bến đò, với 162 bè mảng, thuyền sắt hoạt động, tuy nhiên không được trang bị áo phao cứu sinh.
Ban An toàn giao thông của tỉnh đã trích trên 319 triệu đồng để cấp phát áo phao, phao tròn. Ông Thông cho rằng, cần quan tâm cấp, phát ngay áo, cặp phao cho các em. Gần đây, CLB Hương hồi xứ Lạng (Lạng Sơn) và CLB những người yêu thích ô tô-xe máy Sài Gòn đã đến tận các điểm trường tặng trên 400 cặp phao cho học sinh nghèo, người dân tộc thiểu số.
Theo Sở GT-VT, một cây cầu cho học sinh Tĩnh Bắc là điều còn xa vời.