Loạt doanh nghiệp nhà nước đầu tư thua lỗ nghìn tỷ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo cơ quan Kiểm toán Nhà nước, không ít đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, rơi vào tình cảnh thua lỗ lớn, nguy cơ mất vốn...

Tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2021, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra một số đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, điển hình như Công ty mẹ - Công ty mẹ - Vinachem, tỷ lệ cổ tức, lợi nhuận được chia trên vốn đầu tư là 5,32%. Trong đó 3/22 công ty con có kết quả kinh doanh thấp, không chia cổ tức.

Loạt doanh nghiệp nhà nước đầu tư thua lỗ nghìn tỷ ảnh 1

Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, 3 công ty con, liên kết không hoạt động, không có khả năng phục hồi sản xuất.

Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước cũng điểm tên không ít đơn vị rơi vào tình cảnh thua lỗ lớn. Trong đó, Công ty mẹ - Vinachem có 5/22 công ty con lỗ lũy kế đến 31/12/2020 là 15.473,64 tỷ đồng và 01 công ty con đang dừng hoạt động.

Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, 3 công ty con, liên kết không hoạt động, không có khả năng phục hồi sản xuất.

Tương tự, Công ty mẹ - PVGAS có 2/6 công ty con lỗ lũy kế 602,37 tỷ đồng; hay Công ty mẹ - Petrolimex, Công ty TNHH MTV Petrolimex Lào lỗ lũy kế 114,82 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 57 tỷ đồng.

Tình trạng thua lỗ cũng xảy ra tại Tổng Công ty Điện lực TKV với Công ty CP Nhiệt điện Cẩm Phả lỗ lũy kế 1.771,1 tỷ đồng; Công ty mẹ - VNPT với 2 công ty con, liên doanh lỗ lũy kế 78,8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, theo cơ quan kiểm toán, còn tình trạng một số khoản đầu tư của tập đoàn, tổng công ty vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ, mất vốn. Điển hình như HUD có 4/5 công ty liên kết, đầu tư khác lỗ năm 2019 và năm 2020 là 55,49 tỷ đồng.

Đối với Vinachem, Công ty mẹ có 2/9 công ty liên kết lỗ lũy kế 123,69 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam 2/5 khoản đầu tư phải trích lập dự phòng 95,25 tỷ đồng, Công ty CP Phân bón và Hóa chất Cần Thơ có 1 khoản đầu tư phải trích lập dự phòng 9,83 tỷ đồng).

Hay như Công ty mẹ - PVGAS cũng có 1/2 công ty liên kết lỗ năm 2020 là 47,41 tỷ đồng; Công ty mẹ - VNPT có 2 khoản đầu tư tại các đơn vị đang trong quá trình giải thể, phá sản tiềm ẩn rủi ro mất vốn.

Về quản lý sử dụng đất: Một số đơn vị còn nhiều diện tích đất chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, như PVCFC: Công ty mẹ 3,4 ha, Công ty CP Bao bì Dầu khí Việt Nam 0,9 ha; Vinachem: Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển 2,28 ha; Công ty CP Kim khí Hà Nội - VNSteel 1,49 ha; Petrolimex: Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình 0,47 ha, Công ty Xăng dầu Thanh Hóa 0,14 ha; hay VNPT có một số lô đất thuộc Dự án Tuyến cáp quang biển trục Bắc - Nam, VNPT Kiên Giang (05 lô đất), VNPT Thái Nguyên (1 lô đất), VNPT Long An (01 lô đất).

Bên cạnh đó còn tình trạng sử dụng đất chưa đúng mục đích, điển hình như PVGAS: Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam 3,41 ha; VNS: Công ty mẹ (đất tại số 63/42 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội; 337 An Dương Vương, Hồng Bàng và 45 Ngô Quang Huy, Hồ Chí Minh), Công ty CP Gang thép Thái Nguyên 0,93 ha.

Kiểm toán Nhà nước đã chuyển 1 vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán sang cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, cơ quan này đã chuyển hồ sơ đến cơ quan Cảnh sát Điều tra (C01) của Bộ Công an để điều tra, xử lý hành vi có dấu hiệu trốn thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty TNHH Khu đô thị Du lịch biển Phan Thiết.

Kiểm toán cũng cung cấp 265 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và tài liệu cho liên quan cho cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát. Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 198 văn bản pháp luật sai quy định hoặc không phù hợp.

MỚI - NÓNG