Loa phường Hà Nội: Người muốn bỏ, người vẫn mong giữ

Hệ thống loa phường trên đường Võ Chí Công (Nghĩa Đô, Cầu Giấy)
Hệ thống loa phường trên đường Võ Chí Công (Nghĩa Đô, Cầu Giấy)
Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về sự tồn tại của loa phường và quy chế hoạt động hệ thống loa phường tại các quận nội đô Hà Nội. Việc giữ lại hay bỏ loa phường vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội):

"Giữ lại loa phường là cần thiết chứ không cấp thiết. Phường đang phát hơn 5.000 phiếu khảo sát lấy ý kiến người dân về việc giữ hệ thống loa phường hay không? Sau đó tập hợp kết quả báo cáo lên quận.

Hệ thống loa phường vẫn có tác dụng trong việc chuyển tải thông tin đến người dân. Khi phát đi thông tin, có thể không nghe đầy đủ nhưng họ có thể biết được chủ đề và từ đó sẽ người nọ truyền tai người kia. Vừa rồi, khi tạm ngừng hệ thống loa phường, việc truyền tải thông tin từ cấp phường xuống người dân thông qua tổ trưởng.

Tuy nhiên, tổ trưởng cũng có người năng động, cũng có người không nên thông tin đến người dân nhiều khi không đầy đủ. Còn phương thức nhắn tin liên quan đến bảo mật cá nhân, có người cung cấp số, có người không. Bên cạnh đó, việc nhắn tin sẽ tốn chi phí và điều này khi triển khai cần nhắc ngân sách thực hiện.

Với loa phường, nếu duy trì là thì phải thay đổi phương thức hoạt động, chỉ nên truyền tải thông tin cần thiết, hoạt động trong phạm vi của phường. Nội dung thông tin ngắn gọn và phát vào thời điểm phù hợp".

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, người am hiểu lịch sử, văn hóa người Hà Nội:

"Đối với thời bao cấp, loa phường rất hữu ích vì thời buổi đó ít phương tiện thông tin. Tuy nhiên, nay là thời đại công nghiệp 4.0 với nhiều phương tiện tiếp cận thông tin thì loa phường đã kết thúc sứ mệnh lịch sử. Với đô thị đông dân và người dân tiếp cận nhiều phương tiện thông tin hiện đại thì loa phường đến lúc “co lại”.

Loa phường Hà Nội: Người muốn bỏ, người vẫn mong giữ ảnh 1 Nhà văn, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến

Hà Nội nên có cách tiếp cận thông tin từ chính quyền sở tại tới người dân gần gũi hơn. Có thể truyền tải thông tin qua tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố. Loa phường nếu giữ chỉ nên phát thông tin cần thiết, phục vụ dân sinh trong khu vực".

Ông Phạm Ngọc Cơ (nhà A2, tập thể Thành Công, Ba Đình), Trưởng ban Mặt trận của khu dân cư:

“Đối với cán bộ cấp cơ sở, loa phường vẫn cần thiết. Từ ngày Hà Nội cắt đi loa phường, chuyện nhỏ như nhắc treo cờ ngày lễ, tổ trưởng dân phố cũng phải leo từng tầng một, gõ cửa từng nhà và không phải cán bộ nào cũng đủ sức để đi như vậy.

Loa phường Hà Nội: Người muốn bỏ, người vẫn mong giữ ảnh 2 Ông Phạm Ngọc Cơ

Tôi đã dự hơn chục cuộc từ cấp tổ dân phố đến phường, quận và thành phố về chủ đề này. Theo tôi là cách vận hành loa tại nhiều nơi rất sai, phát toàn ca nhạc và những thứ không cần thiết nên dân phản đối. Phát thanh viên thì nhiều người kiêm nhiệm, không có trình độ về truyền thông nên bản tin chán. Do đó, nên có quy chế về phát loa phường khi giữ lại, trong đó chỉ phát những thứ thật cần thiết”.

Chị Nguyễn Thị Trang (Hà Đông):

"Nhà tôi có cái loa phường sát nhà nên rất ức chế do phát thanh viên nói lan man và có tới 90% thông tin phát là vô ích. Theo tôi, bỏ loa là xu hướng tất yếu trong thời đại phổ cập công nghệ internet. Có thể chuyển thông tin qua mail, app di động hoặc qua tổ dân phố, còn tòa nhà chung cư thì thông qua ban quản lý nhà".

Bà Phạm Thị Liên (Đội Cấn, Ba Đình):

"Vẫn nên giữ lại hệ thống loa phường. Từ ngày ngắt loa phường, khi phường tổ chức tổng vệ sinh môi trường, đi tiêm phòng cho cháu nhỏ... chúng tôi gần như không biết. Tổ dân phố có đến phát tờ rơi nhưng do chúng tôi không có nhà nên có luồn tờ giấy vào mép cửa, về có khi trẻ con trong khu đã nghịch lấy ra gấp máy bay, nên không có thông tin. Do đó, loa phường vẫn cần thiết với những người trung tuổi nhưng thông tin phát trên loa cần ngắn gọn".

Theo Theo Báo Tin tức
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.