Lo thiếu lao động, doanh nghiệp tìm đủ cách giữ chân

Lao động được kiểm tra thân nhiệt trước giờ làm việc
Lao động được kiểm tra thân nhiệt trước giờ làm việc
TP - Dịch COVID-19 bùng phát trở lại vào dịp sát Tết, khiến các doanh nghiệp lo lắng tình trạng thiếu hụt lao độngảnh hưởng sản xuất. Nhiều doanh nghiệp cho biết, đang thuyết phục lao động, đặc biệt là người nước ngoài ở lại địa phương ăn Tết, để sẵn sàng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay sau kỳ nghỉ.

Ðề nghị ở lại Việt Nam

Năm 2020, dịch COVID-19 xảy ra ngay từ những tháng đầu năm khiến nhiều lao động, kỹ sư người nước ngoài mắc kẹt, không trở lại được Việt Nam. Do thiếu nguồn lao động đặc thù này  khiến các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất, điều hành.

Rút kinh nghiệm, năm nay nhiều doanh nghiệp (DN) đã sớm lên các phương án đảm bảo nguồn nhân sự sau Tết Nguyên đán. Đại diện Công ty TNHH Đại Đông Việt Nam cho biết, đơn vị có gần 50 lao động là người nước ngoài, chủ yếu là người Nhật Bản. Năm 2020, sau khi về trở nước, dịch COVID-19 bùng phát khiến Việt Nam hạn chế nhập cảnh.

Đến tận giữa tháng 6, các lao động người nước ngoài mới xin được giấy phép trở lại làm việc. Nhiều bộ phận bị gián đoạn và phải chỉ đạo từ xa. “ Năm nay, sau khi COVID-19 bùng phát ở Hải Dương và Quảng Ninh, công ty đã vận động các lao động này ở lại Việt Nam ăn Tết. Hiện tại tất cả đều đã đồng ý”, vị này cho hay.

Ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2020, nhiều DN da giày phải cắt giảm từ 20 đến 30% lao động. Vì vậy, hiện nay khi có đơn hàng trở lại, DN không tuyển dụng được lao động. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát trở lại, trường hợp có lao động nhiễm virus Sars CoV-2 sẽ dễ dẫn đến tình trạng nghỉ, cách ly hàng loạt, ảnh hưởng đến tiến độ các đơn hàng.

Để giải quyết tình trạng này, nhiều DN trong ngành da giày đang tích cực tuyển dụng lao động và kiểm soát chặt môi trường làm việc, khu ở của công nhân. Nhiều DN chấp nhận tình trạng “có bao nhiêu người thì làm bấy nhiêu”.

Bà Đỗ Thị Ninh Hường, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Ninh cho hay, để tránh tình trạng thiếu công nhân lao động như thời điểm đầu năm 2020, nhất là đối với những lao động chất lượng cao, chuyên gia nước ngoài, ngay từ đầu tháng 1/2021 hầu hết các doanh nghiệp trong KCN, Khu kinh tế ở Quảng Ninh đều thuyết phục số lao động nước ngoài và lao động ở địa phương khác ở lại Quảng Ninh ăn tết và sẵn sàng cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay sau kỳ nghỉ Tết.

“Năm nay, sau khi COVID-19 bùng phát ở Hải Dương và Quảng Ninh, công ty đã vận động các lao động nước ngoài ở lại Việt Nam ăn Tết. Hiện tất cả đều đã đồng ý”, đại diện Công ty TNHH Ðại Ðông Việt Nam

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tới thời điểm này, tại Quảng Ninh, 100% doanh nghiệp trong KCN Hải Yên, KCN cảng biển Hải Hà và doanh nghiệp trên địa bàn đang triển khai chủ trương này. Dự kiến, dịp Tết Nguyên đán, ở Quảng Ninh có khoảng gần 10.000 công nhân ở lại đón Tết.

Theo bà Hường, đối với những lao động ở lại địa phương ăn Tết, LĐLĐ và các cấp chính quyền Quảng Ninh đang xây dựng phương án tổ chức đón xuân và quản lý đối với những lao động ở lại địa phương ăn Tết; đồng thời bố trí cán bộ chăm lo cho lao động ở lại đón tết, trực tết và những người bị cách ly do dịch, có phương án chăm lo cho đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu phòng chống dịch.

Cho công nhân nghỉ Tết sớm

Ông Nguyễn Xuân Anh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động  tỉnh Hải Dương cho biết, sau khi dịch COVID - 19 xảy ra tại một số huyện của Hải Dương như Kinh Môn, Chí Linh, Kim Thành… LĐLĐ tỉnh đã đề nghị doanh nghiệp trên địa bàn những địa phương này nhanh chóng rà soát số lượng công nhân, đảm bảo an toàn về sức khỏe cho công nhân.

Theo ông Anh, lo nhất lúc này dịch bệnh lây lan trong các nhà máy, khu công nghiệp khi người lao động bị cách ly tập trung sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

LĐLĐ Hải Dương đã yêu cầu các DN có  phương án đảm bảo phòng chống dịch trong nhà máy, khu công nghiệp, bố trí nơi ở, các điều kiện về vật chất, tinh thần cho người lao động ở lại đón Tết. Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương yêu cầu DN xây dựng kế hoạch xác định rõ phương án cho từng trường hợp. Cụ thể, lao động đã có nhà trọ, doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ thêm cho người lao động ăn Tết; đối với lao động chưa có chỗ ở, doanh nghiệp hỗ trợ thuê khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ cho người lao động.

Trường hợp không thuê được chỗ ở cho người lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm trang bị các điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm cho  họ ở tại  trụ sở, phân xưởng của doanh nghiệp và hỗ trợ họ ăn Tết. “Thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn Hải Dương đã cho công nhân nghỉ Tết. Theo báo cáo của các doanh nghiệp, hiện Hải Dương đã có khoảng 30.000 lao động đăng ký không về quê”, ông Anh cho hay. 

Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, mọi năm thời điểm sau Tết, các doanh nghiệp đều lo thiếu lao động bởi đây là lúc doanh nghiệp nhận thêm đơn hàng và bắt đầu kế hoạch sản xuất mới. Tuy nhiên đến nay, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nên hầu hết các doanh nghiệp vẫn cân nhắc việc mở rộng sản xuất, ngóng chờ thị trường.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.