Lo làng bè gây ô nhiễm sông Đồng Nai

Bè nuôi cá và cũng là nhà của một hộ dân.
Bè nuôi cá và cũng là nhà của một hộ dân.
TP - Làng bè La Ngà trên lòng hồ Trị An (thuộc xã La Ngà và xã Ngọc Định, huyện Định Quán, Đồng Nai) hình thành cuối những năm 1990 do những Việt kiều từ Campuchia hồi hương lập nghiệp. Nơi đất khách, họ sống dựa vào nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên vùng Biển hồ  khi về Việt Nam, họ chọn vùng nước hồ Trị An làm nơi cư ngụ, sinh sống.

Căn nhà nổi lợp tôn khá khang trang, bên trong đầy đủ ti vi, bếp núc, nhà vệ sinh… bên dưới sàn nhà là bè nuôi cá cùng với hệ thống dèo kết nối quanh bè với diện tích lên cả trăm mét vuông chứa bên trong hàng chục tấn cá diêu hồng nhiều kích cỡ đó là tất cả tài sản của gia đình ông Nguyễn T.

Giải thích lý do bám trụ trên bè, ông T. nói: “Tôi đã được cấp đất xây nhà trên bờ, theo quy định thì bè chỉ được cắt cử người trông coi, nhưng nói thật nghề chúng tôi là nuôi cá tất cả vốn liếng đều nằm dưới nước, hàng ngày phải chăm sóc, trông coi nên không thể để vợ con sống trên bờ, mình sống dưới bè được”.  

Chủ một bè cá khác là ông Nguyễn Văn C. (40 tuổi) cho biết, năm 2011, ông đưa gia đình 5 người từ Campuchia về Việt Nam sinh sống. Không có đất sản xuất, mưu sinh hàng chục năm nay của gia đình cũng là đánh bắt thủy sản, chọn làng bè La Ngà, nơi đã có người bà con sinh sống từ trước, ông Cường đóng bè nuôi cá và làm nơi cư ngụ cho cả gia đình.

Ông Cường cho biết: “Biết là chính quyền không cho sinh sống dưới bè, nhưng không sống ở đây thì biết sống ở đâu”. Ông Cường cho hay ở làng bè này có hàng chục hộ như tôi, sống không hộ khẩu, con đến tuổi đi học không có giấy khai sinh.

Để làm ra các bè, dèo nuôi cá người dân dùng các thùng phuy sắt, phuy nhựa làm phao nổi kết nối . Các thùng phuy này vốn là thùng chứa các loại phụ gia trong sản xuất công nghiệp, chưa qua xử lý đã được đưa thẳng xuống hồ làm bè. Chủ một bãi bán thùng phuy ngay trên bờ hồ Trị An cho  biết được 2 – 3 năm là thùng phuy mục bể, chủ bè lại thay thùng phuy khác. Tính ra trên vùng lòng hồ đang có hàng vạn  thùng phuy chứa hóa chất độc hại ngâm đầu nguồn nước.

Lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường nguồn nước cung cấp cho hàng triệu dân ở TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai khi số lượng người dân sinh sống trên bè ngày càng tăng,  năm 1999 UBND tỉnh Đồng Nai đã thực hiện dự án di dân làng cá bè La Ngà thuộc huyện Định Quán.

Mục đích của dự án là di dời dân để tránh gây ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai, nhưng vẫn đảm bảo nghề nuôi cá bè truyền thống của người dân, vì vậy chủ trương của dự án là người dân làng bè vẫn được tiếp tục nuôi cá, nhưng không được phát triển thêm bè cá và mỗi bè chỉ được cắt đặt người trông coi chứ không được sinh sống trên bè.

Thực hiện chủ trương này, tỉnh Đồng Nai đã lập khu tái định cư, cấp đất cho người dân lên bờ làm nhà sinh sống. Tuy nhiên, sau khi thực hiện dự án thì khu làng bè hiện đang ngày càng “phình” ra với số lượng bè, quy mô nuôi cá ngày càng nhiều thêm và người dân vẫn chọn bè làm nhà sinh sống với mọi sinh hoạt gia đình vẫn diễn ra trên bè. Cả ngàn người dân sống trên lòng hồ Trị An tất cả chất thải sinh hoạt, tồn dư thức ăn nuôi cá đều thải ra lòng hồ.

Theo thống kê của UBND huyện Định Quán hiện nay khu vực lòng hồ Trị An trên địa bàn huyện này có 375 hộ nuôi cá bè với 768 bè cá. Sau khi tỉnh thực hiện cấp đất ở, sắp xếp lại hoạt động nuôi cá trên lòng hồ thì có thêm nhiều hộ từ Campuchia về sinh sống.Trên địa bàn huyện hiện có trên 6.500 người việt kiều Campuchia.  

Ông Trần Quang Tú, Chủ tịch UBND huyện Định Quán nêu khó khăn hiện nay do số người về địa phương sinh sống phần lớn là người nghèo, không có đất đai sinh sống, một số hộ sinh sống trên bè. Vấn đề hộ khẩu hộ tịch đối với những người dân này đang vượt quá thẩm quyền giải quyết của địa phương.

Để làm ra các bè, dèo nuôi cá người dân dùng các thùng phuy sắt, phuy nhựa làm phao nổi kết nối . Các thùng phuy này vốn là thùng chứa các loại phụ gia trong sản xuất công nghiệp, chưa qua xử lý đã được đưa thẳng xuống hồ làm bè

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.