> Công phu đặc công
> Đặc công, đặc nhiệm khổ luyện rèn quân
Giấu mặt
Trên 15 năm tuần tra đường biển, Thượng tá Hồ Minh Đồng, Trưởng phòng Trinh sát (Vùng 3 cảnh sát biển đóng tại Vũng Tàu) cho biết: “Anh em trong đội chúng tôi lâu nay có một thói quen kì dị, hành động thẳng và lui âm thầm - tới đích bằng cử chỉ và hướng nhìn”.
Có những chuyến hành trình tuần tra dài hơn 2 tháng trên biển, ngày đêm ở trên tàu để đương đầu với tàu ngư chính nước ngoài xâm chiếm lãnh hải của mình gây ảnh hưởng quá trình đánh bắt và tàu bè của ngư dân ta, ảnh hưởng hoạt động của ngành dầu khí. Anh em trong đội tuần tra trinh sát gặp nhiều phen sóng gió.
Đại úy Niên chưa bao giờ hài lòng với những học cụ huấn luyện của mình. Ảnh: Việt Hương. |
Đại úy Nguyễn Trọng Hà (SN 1979), Đội trưởng đội trinh sát nói: “Tôi có ít nhất 10 năm trong nghề tuần tra và chống buôn lậu đường biển. Gian khổ, hiểm nguy đều gặp nhưng loại đối tượng chúng tôi “ngớn” (ngán) nhất vẫn là loại dùng tiền mua chuộc cán bộ. Đội chúng tôi gặp loại này không ít, để đánh úp chúng đòi hỏi mỗi chiến sĩ cần một bản lĩnh vững vàng”.
Chỉ riêng chúng tôi thì không thể khua hết những thành phần vi phạm pháp luật được, mà phải dựa vào dân. Không có bà con đồng hành, chúng tôi có thể “chết chìm” dưới sông dù vẫn biết đường bơi. Thượng tá Trần Duy Thụ, Đồn trưởng đồn biên phòng Sông Tiền |
Theo đại úy Hà, năm 2011, đang trong chuyến tuần tra thì nhận được lệnh phục kích con tàu buôn lậu gần 1.000 khối xăng A95 (trị giá khoảng 15 tỉ đồng). Lập tức cả đội quay tàu đi luôn. Đương nhiên, gia đình và người thân không ai biết họ đi đâu. Đã đến giây phút đó coi như các anh em phải gạt tình thân sang một bên để thực thi nhiệm vụ đặc biệt.
Thượng úy Nguyên Văn Tuân (đội trinh sát) cũng ngót nghét 10 năm trong nghề chống buôn lậu nói: “Trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khó khăn và phức tạp nhất vẫn là địa bàn Cổ Chiên (Bến Tre), Định An (Trà Vinh) với vô số luồng lạch lắt léo. Tại những vùng này, người dân chính là tai mắt của chúng tôi và chính bà con nhân dân cũng là người bạn đồng hành trong chặng đường chống buôn lậu gian truân”.
Đồn biên phòng cửa khẩu Long Bình, Sông Tiền (An Giang) chỉ cách đất bạn Campuchia chưa đầy 500m, hai bên được xem là cùng uống chung nguồn nước ngọt. Casino và trường gà bên kia chỉ cách đường biên chừng 200m, gần một con rạch, vô hình chung trở thành một tụ điểm tệ nạn cho người Việt Nam.
Thượng tá Trần Duy Thụ, Đồn trưởng đồn biên phòng Sông Tiền cho biết: "Chỉ riêng chúng tôi thì không thể khua hết những thành phần vi phạm pháp luật được, mà phải dựa vào dân. Không có bà con đồng hành, chúng tôi có thể “chết chìm” dưới sông dù vẫn biết đường bơi".
Với lực lượng trinh sát đường biển, công việc nặng nhọc, hiểm nguy và họ thường xuyên phải xa gia đình trong những chuyến tuần tra biên giới, tuần tra địa bàn thường xẩy ra buôn lậu. Công việc minh bạch nhưng tên tuổi âm thầm, họ luôn là những chiến sĩ giấu mặt (thoắt ẩn, thoắt hiện) có lúc phải chấp nhận hy sinh.
Chiến sĩ bôi trét tại Sư đoàn 5 (Tây Ninh), đơn vị sẵn sàng chiến đấu lại có nét độc đáo. Toàn thân được hóa trang như những kẻ ngoài hành tinh và lúc ẩn, lúc hiện; lúc sẵn sàng tập kết, lúc chọc thẳng vào sào huyện và thao tác bắt đối tượng nhanh như dơi bắt muỗi; lúc dẫn đường, lúc mật phục trong tư thế mà bằng mắt thường khó nhìn thấy.
Mê đạn, thích bom
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo trên đất Cà Mau, Đại úy Cao Văn Niên (SN 1981), Trung đoàn 1, Sư đoàn BB330 (An Giang) trưởng thành từ một người lính nghĩa vụ.
Thiếu tá Khánh đang xử lý một quả bom với trọng lượng lớn. |
Niên phấn đấu không ngừng rồi được đứng vào vị trí huấn luyện quân sẵn sàng chiến đấu: “Tôi mạnh dạn bắt tay vào làm mô hình học cụ cho chiến sĩ khi tiếp xúc với đạn thật, vật nổ thật và thử nghiệm từ quả đạn B41, đạn DKZ82 có lắp thiết bị tia laser để kiểm tra điểm chạm của người học. Sau hai lần thử nghiệm đi đến thành công. Sau đó tôi thử tới mìn K58, mìn Pomz-2 và lựu đạn LĐ-1 có gắn thiết bị phát tín hiệu. Cuối cùng, 5 sản phẩm đều thành công, được Quân khu đánh giá cao, cho phép nhân rộng ra toàn đơn vị”.
Thượng úy Trương Minh Toàn (Phó tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn BB309 - Sư đoàn BB330) lại tạo được mô hình học cụ điều khiển từ xa bằng ramote có tác dụng từ khoảng cách 100m. Anh nói: “Môi trường người lính đôi lúc làm cho chúng tôi có sự đam mê khác thường. Mô hình học cụ được áp dụng rất thiết thực khiến tôi càng muốn tìm tòi hơn, sáng chế ra cái hay hơn và không có ý định thỏa mãn dừng lại. Anh em chiến sĩ thường gọi tôi là Toàn remote!”.
Căng thẳng nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ
Thiếu tá Trần Quốc Khánh (SN 1972), Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Đội trưởng đội thu gom xử lý bom mìn vật liệu nổ (Lữ đoàn BB25, Vĩnh Long) có gần 15 năm xử lý bom hỏng, mìn cài.
Thủ thuật xử lý hãm bom phát nổ. |
Quốc Khánh luôn tâm niệm rằng anh sẵn sàng gửi tính mạng cho sự nghiệp bất cứ lúc nào. Kinh nghiệm được tích lũy hàng chục năm được nhân rộng ra toàn đơn vị. Anh cơ động như con thoi trên mỗi mặt trận nổ và sự cố đặc biệt: “Tâm lý ai cũng nặng nề khi tiếp nhận một quả bom hoặc mấy quả mìn đang chờ phát nổ. Lúc đó, chiến sĩ cần một bản lĩnh rất đặc biệt, cần sự dấn thân”.
Một quả bom được nhuốm bùn có thể phát hỏa khi đưa lên mặt đất như quả bom 100LBS (trọng lượng gần 50kg) tại địa phận Mỹ Xuyên, Sóc Trăng khiến cả làng một phen hú vía. Đội xử lý bom cũng căng thẳng khi tiếp nhận nhưng các anh vẫn hoàn thành nhiệm vụ.
Đồng bằng sông Cửu Long mênh mông sông nước, ruộng bùn quánh. Người dân ra đồng có thể dẫm phải bom mìn bất cứ lúc nào. Những loại bom mà Đội xử lý, thu gom bom mìn của Lữ đoàn BB25 thường gặp là: MK81, MK82, trọng lượng từ 100 pound (50kg) đến 750 pound (100LBS-750LBS) và có loại lớn từ 1000-2000LBS; Bom bi CBU rất nhiều và độ nguy hiểm từ khi phát hiện cho đến lúc tiêu hủy luôn ở mức cao nhất. |