Liệu Syria đủ sức đánh bại xâm lược đường không?

Liệu Syria đủ sức đánh bại xâm lược đường không?
TPO - Vào cuối năm 2012 hệ thống phòng không Syria đã tiêu diệt một máy bay trinh sát RF-4E “Phantom-2” của Thổ Nhĩ Kỳ, chứng minh cho tính hiệu quả của mình.

Liệu Syria đủ sức đánh bại xâm lược đường không?

TPO - Vào cuối năm 2012 hệ thống phòng không Syria đã tiêu diệt một máy bay trinh sát RF-4E “Phantom-2” của Thổ Nhĩ Kỳ, chứng minh cho tính hiệu quả của mình.

Liệu Syria đủ sức đánh bại xâm lược đường không? ảnh 1
 

Còn vào đầu năm 2013 một tốp máy bay của Israel không bị tổn thất nào về phía mình đã tiêu diệt được một trung tâm nghiên cứu-khoa học quan trọng, mà theo ý kiến của lãnh đạo nước này đã từng tiến hành những công trình nghiên cứu về các loại vũ khí tương lai, cụ thể là vũ khí hóa học. Có nghĩa là, hệ thống phòng không Syria đã không thể tiến hành đối phó một cách có hiệu quả với không quân Israel.

Như vậy liệu lực lượng phòng không Syria có thể đánh bại những cuộc tiến công đường không của kẻ thù dự kiến hay không?

Nguy cơ can thiệp

Cuộc nội chiến đang diễn ra tại Syria. Quân đội Syria đang tiêu diệt một cách có hiệu quả các chiến binh - lực lượng đang phải từ bỏ những cố gắng đánh chiếm dù chỉ những tụ điểm dân cư nhỏ và chuyển sang chiến thuật khủng bố. Và đây đã là một thất bại chính trị, bởi vì, khi đã bước lên con đường khủng bố, lực lượng đối lập không thể khoan nhượng trên thực tế đang đánh mất cơ hội tiến tới quyền lực một cách chính thống tại Syria.

Thất bại của lực lượng đối lập vũ trang có nghĩa là, những kẻ bảo trợ cho họ ở Phương Tây cũng như trong thế giới Arập, đang mất đi khả năng thiết lập sự kiểm soát đối với Syria trong một tương lai gần.

Đối với Phương Tây điều này có nghĩa là ảnh hưởng của họ ở khu vực Trung Đông suy yếu đi một cách đáng kể, sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước châu Âu và Mỹ.

Đối với các lực lượng Hồi giáo cấp tiến trong thế giới Arập, mưu toan thiết lập sự kiểm soát Hồi giáo đối với Syria bị phá vỡ, trên thực tế đang đặt ra sự nghi vấn đối với việc thực hiện dự án địa chính trị xây dựng một quốc gia Hồi giáo dòng Sunny mới.

Ngoài điều này, Mỹ quan tâm nếu như không phải đến việc thiết lập sự kiểm soát các nguồn dự trữ của khu vực Trung Đông, thì ít nhất cũng là việc làm mất ổn định toàn bộ khu vực này, để rồi sau đó trong bối cảnh cuộc chiến tranh lớn xóa bỏ phần lớn khoản nợ nước ngoài của mình và cố gắng lấy lại cho mình vị thế “là vị cứu tinh đã cứu toàn thể nhân loại văn minh khỏi cuộc xâm lược dã man”. Cuộc chiến đấu của những người Syria bảo vệ độc lập và toàn vẹn nhà nước của mình, pháp luật và chế độ trong nhà nước đó đang gây khó khăn cho ý đồ làm mất ổn định khu vực Trung Đông nói chung.

Trong những điều kiện này, mặc dù những lời khoa trương từ phía các kẻ thù của Syria và chính phủ hợp pháp của nước này đã phần nào giảm bớt tính chất hiếu chiến, ở Phương Tây cũng như trong số các nước Arập, nhưng mối đe dọa can thiệp quân sự trực tiếp bằng quân đội thường trực của các quốc gia khác chống lại Syria vẫn còn nguyên vẹn. Đồng thời, trên thực tế để thực hiện cuộc can thiệp như thế chỉ có NATO, với vai trò chủ đạo của Mỹ là có đủ khả năng, bởi vì những đối thủ chính của Syria trong thế giới Arập, như Ả rập Xêut và Qatar, về mặt quân sự không có đủ khả năng để độc lập tiến hành một cuộc can thiệp như thế, cả về mặt địa lý cũng như về chiến lược quân sự. Bên cạnh đó, thậm chí những nước chủ đạo của NATO như Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ nếu độc lập, không có sự tham gia hoặc với sự tham gia hạn chế của Mỹ cũng đã chắc gì có thể đánh thắng các lực lượng vũ trang Syria. Điều này đã được thể hiện một cách rõ ràng ở Liby năm 2011.

Như vậy việc đánh giá những khả năng của hệ thống phòng không Syria tương đối có ý nghĩa với năng lực đánh trả những đòn tiến công của không quân NATO do Mỹ đứng đầu và có sự tham gia vào chiến dịch như thế của lực lượng không quân Israel, đất nước mà gần đây đã sử dụng các máy bay của mình tiến hành cuộc oanh kích vào trung tâm nghiên cứu-khoa học, có lẽ sẽ tham gia vào hoạt động như vậy.

Liệu Syria đủ sức đánh bại xâm lược đường không? ảnh 2
 

Cuộc xâm lược chống Syria ra sao?

Các hành động của NATO và Israel chống Syria có thể theo đuổi những mục tiêu quyết định hoặc hạn chế tùy thuộc vào sự biến chuyển của những điều kiện chính trị- quân sự.

Chiến dịch đường không với những mục tiêu quyết định có thể diễn ra trong trường hợp, nếu giới lãnh đạo chính trị-quân sự NATO có cơ hội tạo ra được những điều kiện phù hợp với luật pháp quốc tế.

Những hành động như vậy là khả thi, nếu giới lãnh đạo các nước NATO có thể thông qua Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc một nghị quyết, trao cho họ quyền sử dụng lực lượng không quân của mình để cấm một dạng hoạt động nào đó trên lãnh thổ Syria, kiểu như “vùng cấm bay” trên không phận Liby.

Lý do khả dĩ nhất cho việc này có thể là luận điểm về nguy cơ quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học hoặc khả năng loại vũ khí này bị các chiến binh chiếm đoạt.

Trong trường hợp này viện cớ nhất thiết phải bảo đảm an toàn cho những hoạt động của không quân NATO trên vùng trời Syria, một chiến dịch tiến công đường không có thể được tiến hành nhằm mục đích đánh bại các lực lượng không quân và phòng không Syria. Điều này cho phép không quân NATO và Israel sau đó, dưới cái cớ đấu tranh với vũ khí hóa học và bảo vệ dân thường, giải quyết nhiệm vụ đánh tan những cụm quân có khả năng chiến đấu cao nhất của quân đội Syria, bằng chính cách đó đảm bảo cho lực lượng đối lập Syria giành thắng lợi.

Nền tảng của chiến dịch tiến công đường không có thể kéo dài từ 3 đến 7 ngày đêm như thế là khoảng từ 5 đến 7 đợt oanh kích tập trung bằng không quân-tên lửa.

Mỗi đợt tập kích như vậy sẽ được tiến hành bằng những lực lượng lớn của không quân xung kích và bảo đảm, cùng với những đòn tiến công bằng tên lửa hành trình được xác định trước. Đội hình chiến đấu trong tiến công sẽ là nhiều thê đội, có chiều sâu, có sự phân chia thành các nhóm tiến công và bảo đảm, về độ cao từ tầm cực thấp và tầm thấp (chủ yếu là các nhóm tiến công) tới tầm cao. Lực lượng can thiệp sẽ tập trung mọi nỗ lực để phá hoại hệ thống phòng không của Syria trong dải bay của không quân bằng cách sử dụng các phương tiện sát thương hỏa lực tiêu diệt những mục tiêu phòng không và chế áp điện tử chúng.

Nhưng việc tiến hành một chiến dịch như thế thông qua Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong các điều kiện hiện nay là vấn đề rất khó khăn vì vấp phải quan điểm của Nga và Trung Quốc.

Giới lãnh đạo Mỹ và các nước NATO hữu quan khác hiểu rất rõ điều này. Vì vậy rất có khả năng, nếu quyết định cuối cùng về việc tiến hành một chiến dịch như thế được thông qua mà không có nghị quyết phù hợp của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, thì để biện minh cho nó một chiến dịch thông tin qui mô lớn có thể sẽ được tổ chức, không loại việc vu cáo sử dụng vũ khí hóa học trên lãnh thổ Syria hoặc thậm chí trên lãnh thổ của một trong số những quốc gia có chung đường biên giới.

Bất luận trong trường hợp nào, để tiến hành một chiến dịch kiểu đó sẽ phải thành lập liên minh các quốc gia, trong đó ít nhất cũng phải có một nước giáp giới với Syria. Thiếu điều này sẽ không thể tạo ra bàn đạp chiến lược quân sự cần thiết cho một chiến dịch như thế.

Cũng cần phải trang trải những chi phí vật chất to lớn. Đòi hỏi này trong những điều kiện khủng hoảng sâu sắc của nền văn minh Phương Tây có thể là nhân tố kiềm chế Mỹ và các nước NATO.

Trong quá trình tiến công với những mục tiêu hạn chế, có thể giải quyết được các nhiệm vụ tiêu diệt cá nhân những nhà hoạt động chính trị của Syria (ví dụ như Tổng thống Syria Basa Assad, những nhà lãnh đạo cấp cao khác của nhà nước Syria), các mục tiêu quan trọng của hệ thống quản lý nhà nước, chỉ huy lực lượng vũ trang, điều hành nền kinh tế, tổ hợp khoa học, trung tâm truyền hình và phát thanh.

Những cuộc tập kích như thế có thể được một thành phần hạn chế sử dụng không quân và tên lửa hành trình bố trí trên hạm và trên máy bay thực hiện.

Trong những đợt tập kích này điều quan tâm chủ yếu là đạt được yếu tố bất ngờ về mặt chiến thuật. Vì thế trên suốt hành trình bay của các nhóm tiến công và bảo đảm, các phương tiện phòng không của Syria có thể sẽ không bị chế áp. Đội hình chiến đấu, dự kiến sẽ có chiều sâu không lớn để có thời gian oanh kích ngắn. Các nhóm xung kích và bảo đảm sẽ bay tới mục tiêu theo những đường bay khác nhau ở tầm thấp và cực thấp vòng tránh vùng cảnh giới của ra đa. Có khả năng sẽ thực hiện những đòn nghi binh vào các phương tiện phòng không của Syria nhằm làm cho không quân tiêm kích phán đoán sai hướng tiến công chủ yếu. Những lý do đặc biệt của các đòn tiến công như thế có lẽ sẽ không cần đưa ra.

Tương tự như thế, Israel đã lấy cớ cho cuộc không kích của mình vào trung tâm nghiên cứu-khoa học ở gần Damacus là yêu cầu không để vũ khí hiện đại rơi vào tay các phần tử cực đoan, những luận điểm bịa đặt về mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, sự phổ biến vũ khí sát thương hàng loạt hoặc bảo vệ dân thường sẽ được đưa ra

Liệu Syria đủ sức đánh bại xâm lược đường không? ảnh 3
 

Thực lực Syria đến đâu?

Ở thời điểm hiện tại Syria có những lực lượng và phương tiện phòng không đáng kể. Nền tảng của chúng là các phương tiện phòng không trên bộ. Đó là gần 900 tổ hợp tên lửa phòng không có công năng khác nhau và hơn 4.000 khẩu pháo phòng không cỡ nòng từ 23 đến 100 mm, trong số đó có gần 300 tổ hợp ZXU-23-4 “Silka”. Ngoài ra lục quân Syria có hơn 400 khẩu đội tổ hợp tên lửa phòng không vác vai “Strela-2”, “Strela-2M” và “Igla”.

Trong số những tổ hợp tên lửa phòng không hoàn thiện nhất có trong trang bị của lực lượng phòng không Syria phải kể tới S-200M, “Buk-M1” và “Buk-M2”. Hiện nay Syria trong thành phần biên chế của 2 lữ đoàn tên lửa phòng không có 48 bệ phóng các tổ hợp tên lửa phòng không S-200M “Vega-M”. Tổ hợp này đã được hiện đại hóa và với cự ly bắn trên 250 km, có thiết bị chống nhiễu, cho phép sử dụng nó một cách hiệu quả với mật độ nhiễu sóng điện từ cao. Tổ hợp này đã chứng minh hiệu quả cao của mình vào năm 1982, khi chiếc máy bay trinh sát-chỉ huy cảnh báo sớm trên boong E-2C “Hawkeye” của Mỹ được một máy bay đấu tranh điện tử “Prowler” bảo vệ đã bị bắn hạ từ cự ly 190 km. Tổ hợp này cũng cho phép tiêu diệt những mục tiêu tầm thấp trong giới hạn tầm nhìn thẳng. Khiếm khuyết chủ yếu của nó là sự cố định, tạo ra nguy cơ bị các tên lửa hành trình tầm xa kiểu Tomahawk tiêu diệt bằng phương pháp đón lõng.

Nhưng khả năng bảo vệ nó của những tổ hợp tên lửa phòng không và các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tầm gần đã khắc phục nhược điểm này ở mức độ nhất định. Tổ hợp tên lửa phòng không “Buk-M1” và “Buk-M2” là những hệ thống tên lửa phòng không tương đối hoàn thiện.

Chúng có khả năng tiêu diệt những máy bay kiểu “tiêm kích” ở cự ly tới 45 km với xác suất tới 95%, các tên lửa hành trình kiểu “Tômahốc” ở cự ly tới 35 km với xác suất 50-70%. Tổ hợp này cũng có thể bảo đảm tiêu diệt được các tên lửa chống ra đa, chẳng hạn như tên lửa “Harm” hoàn toàn có khả năng bị tiêu diệt ở cự ly tới 20 km.

Hệ thống điều khiển tiểu đoàn tổ hợp “Buk-M1” hoặc “Buk-M2” bảo đảm việc độc lập bao quát không phận và tự động hóa cung cấp chỉ thị mục tiêu. Điều đó cho phép sử dụng tổ hợp này một cách độc lập.

Đặc điểm quan trọng nhất của tổ hợp là tính cơ động cao của nó. Toàn bộ các hợp phần của tổ hợp được bố trí trên satxi xe bánh xích tự hành, điều này cho phép thay đổi trận địa trong thời gian ngắn.

Khả năng chiến đấu có hiệu quả với tên lửa chống ra đa đảm bảo cho nó hệ số an toàn cao trước nguy cơ bị loại vũ khí này tiêu diệt. Trong thành phần biên chế của 2 lữ đoàn tên lửa phòng không có 48 bệ phóng các tổ hợp tên lửa“Buk-M1” và “Buk-M2”.

Ngoài những tổ hợp tên lửa phòng không S-200M, “Buk-M1” và “Buk-M2” lực lượng phòng không Syria, theo những số liệu tra cứu của tạp chí quốc phòng “Jane” và một số nguồn tin khác có 48 tổ hợp tên lửa phòng không các phiên bản trước đây của S-300 sản xuất từ thời còn Liên Xô. Có lẽ chúng được cung cấp cho Syria từ Belarussia.

Các tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh này cho phép bắn đồng thời tới 6 mục tiêu ở cự ly tới 75 km và có khả năng chống nhiễu tốt. Tính cơ động của nó (thời gian triển khai từ trạng thái hành quân dưới 30 phút) cho phép gây khó khăn một cách đáng kể cho tên lửa hành trình tầm xa trong việc tiêu diệt nó, còn khả năng chống nhiễu và năng lực tiêu diệt một cách có hiệu quả các tên lửa chống ra đa bảo đảm cho nó sự ổn định trong chiến đấu cao, thậm chí trước những phương tiện chế áp hệ thống phòng không hiện đại của không quân.

Trong số những hệ thống phòng không hiện đại nhất đang có tại Syria, phải kể tới tổ hợp tên lửa-pháo phòng không “Pantshir-S1”, hiện có gần 50 bộ trang bị như vậy trong hệ thống phòng không nước này.

Có thời gian phản ứng dưới 5’’, nó có khả năng đảm bảo tiêu diệt các tên lửa hành trình hoặc máy bay ở cự ly tới 12 km với xác suất tới 80% và cao hơn. Có đài cảnh giới trên không riêng và chế độ tự động cung cấp chỉ thị mục tiêu về những mục tiêu trên không nguy hiểm nhất, tổ hợp này có thể độc lập chiến đấu một cách có hiệu quả với các phương tiện tiến công đường không trong khu vực tầm bắn, kể cả các mục tiêu bay thấp mà không cần những nguồn thông tin bên ngoài về tình hình trên không.

Ngoài các hệ thống tên lửa phòng không tương đối hiện đại kể trên, Syria hiện có một lượng đáng kể các tổ hợp tên lửa phòng không kiểu cũ, dũ đã được nâng cấp vẫn có vai trò chiến đấu hạn chế. Đó là những tổ hợp tên lửa phòng không cố định tầm trung S-75 “Volga” và S-175 “Pechora”, theo các số liệu khác nhau trong biên chế của 11 lữ đoàn tên lửa phòng không số lượng có khoảng từ 480 đến 600 bệ phóng.

Ngoài ra còn có 200 bệ phóng các tổ hợp tên lửa phòng không cơ động “Kvadrat”. Chúng đã được nâng cấp vào cuối thập niên 80 và đang có trong trang bị của 11 lữ đoàn phòng không. Việc hiện đại hóa đã cho phép nâng cao một cách đáng kể năng lực chống nhiễu của chúng. Nhưng khả năng sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong các điều kiện phải đối phó với những máy phát nhiễu hiện đại đang còn là điều nghi vấn.

60 tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp “Ox” có thể chiến đấu một cách có hiệu quả với những mục tiêu trên không với mật độ nhiễu vô tuyến điện tử tương đối thấp. Việc có đài quan sát không phận riêng cho phép tổ hợp này độc lập giải quyết các nhiệm vụ phòng không trong tầm bắn.

Các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và pháo phòng không hiện có tại Syria có xác suất thấp và vùng tiêu diệt các mục tiêu trên không nhỏ về cự ly và tầm. Nhưng số lượng lớn của chúng sẽ tạo ra mối đe dọa đáng kể đối với những phương tiện tiến công đường không tầm thấp và cho phép ở một mức độ nào đó nâng cao tính hiệu quả của hệ thống phòng không nói chung, trong trường hợp tập trung chúng vào việc bảo vệ những mục tiêu quan trọng nhất.

Không quân tiêm kích là hợp phần có tầm quan trọng thứ 2 của hệ thống phòng không Syria. Trong lực lượng không quân Xiry có tất cả gần 400 máy bay chiến đấu. Trong số đó để giải quyết những nhiệm vụ phòng không có thể điều động 48 máy bay tiêm kích Mig-29 hoàn toàn hiện đại, mà vào cuối thập niên 90- đầu những năm 2000 đã được các chuyên gia Nga giúp đỡ nâng cấp.

25 máy bay tiêm kích Mig-25 và 50 Mig-23MLD hiện nay vẫn còn khả năng đối đầu với những máy bay hiện đại có trong trang bị của không quân NATO và Israel. Giá trị của 150 máy bay tiêm kích Mig-21 đối với việc giải quyết các nhiệm vụ phòng không chống lại những máy bay Phương Tây hiện đại gần như bằng 0.

Như vậy, để giải quyết nhiệm vụ phòng không Xiry có thể điều động tổng số gần 120 máy bay tiêm kích, ở mức độ này hay mức độ khác có khả năng đánh trả những cuộc tiến công của không quân NATO và Israel.

Để kiểm soát tình hình trên không trong biên chế của lực lượng phòng không Syria có bộ đội kỹ thuật vô tuyến điện. Trong trang bị của họ có phần lớn là những đài ra đa cũ kỹ do Liên Xô sản xuất như P-12, P-14, P-15, P-30, P-35 và P-80. Ngoài những loại này còn có một lượng nhỏ các đài ra đa tương đối hiện đại, có độ ổn định chống nhiễu và khả năng bảo vệ trước các tên lửa chống ra đa không tồi, như PRV-13 và PRV-16. Nhưng số lượng chúng không nhiều. Không có trong thành phần biên chế của lực lượng phòng không Syria những máy bay chuyên dụng trinh sát-chỉ huy cảnh báo sớm hoặc những loại máy bay khác (trực thăng) có khả năng thực hiện chức năng trinh sát vùng trời và cung cấp chỉ thị mục tiêu cho các phương tiện hỏa lực của hệ thống phòng không (dẫn đường không quân tiêm kích), giống như F-14 của Iran.

Việc chỉ dựa vào các đài ra đa mặt đất không cho phép Syria, thậm chí cả trong trường hợp không có tác động của hỏa lực và vô tuyến điện tử vào hệ thống cảnh giới phòng không, tạo ra một trường ra đa tầm thấp dày đặc.

Sự thể cũng không khá hơn bao nhiêu đối với hệ thống chỉ huy phòng không. Nến tảng của nó là những sở chỉ huy mặt đất không được tự động hóa, trong các điều kiện nhiễu cường độ cao và số lượng mục tiêu trên không nhiều sẽ không cho phép thực hiện công tác chỉ huy tập trung các lực lượng và phương tiện của hệ thống phòng không.

Thực trạng của các hệ thống cảnh giới trên không và chỉ huy lực lượng phương tiện phòng không của Syria đặc biệt gây khó khăn cho việc chỉ huy tập trung hệ thống phòng không.

Phe tấn công cần 2.000 đến 2.500 máy bay

Việc phân tích các nguồn tin công khai cho phép kết luận rằng, Syria đã tập trung các lực lượng và phương tiện chủ yếu trong hệ thống phòng không của mình ở các hướng Tây và Nam, nơi từ trước tới nay vẫn sẵn sàng đánh trả các đòn tiến công dự kiến từ phía Israel. Nhưng trong thời gian gần đây, do các mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ ngày một xấu đi, có thể cho rằng cả ở hướng Bắc hệ thống phòng không cũng đã được tăng cường.

Xuất phát từ những tin tức có được về thành phần vũ khí trang bị của bộ đội kỹ thuật vô tuyến điện Syria có thể đi đến kết luận rằng, hệ thống ra đa cảnh giới tầm cao và tầm trung bao quát được lãnh thổ cả nước và kiểm soát được không phận các nước láng giềng với chiều sâu tới 150-200 km tính từ biên giới. Ở tầm thấp hệ thống ra đa cảnh giới có lẽ mang đặc điểm trung tâm, đồng thời giới hạn dưới của trường ra đa trên các hướng quan trọng nhất (Tây và Nam, một phần ở hướng Bắc) có thể đánh giá vào khoảng 200-300 m, trong khi đó ở những hướng khác-từ 500-700 m đến 1.000 m và lớn hơn.

Có nghĩa là hệ thống ra đa cảnh giới không bảo đảm được độ tin cậy cao trong việc phát hiện các mục tiêu tầm thấp. Trong trường hợp nếu đối phương chế áp hoặc tiêu diệt được các đài ra đa cảnh giới phòng không của Syria trên những hướng bay của các nhóm không quân xung kích của họ thì sẽ xuất hiện những lỗ hổng, ở các sở chỉ huy phòng không sẽ không có được thông tin cần thiết về tình hình những khu vực đã mất khả năng cảnh giới.

Thành phần số lượng và chất lượng không quân tiêm kích của Syria xác định “đánh chặn từ trạng thái trực chiến trên sân bay” là phương pháp chủ yếu sử dụng lực lượng này. Đồng thời các tuyến bước vào chiến đấu sẽ trải dài ở khoảng cách không quá 150-300 km tính từ sân bay căn cứ, điều này được xác định theo khả năng của các hệ thống chỉ huy và khả năng bao quát của ra đa.

Số lượng máy bay tiêm kích có thể sử dụng từ trạng thái trực chiến trên không hạn chế (không quá 1-3 cặp). Hệ thống chỉ huy cổ lỗ và khả năng hạn chế của hệ thống ra đa cảnh giới của Syria gây khó khăn, hoặc trên thực tế trong điều kiện đối phó của địch, loại trừ việc bảo đảm dẫn đường trực tiếp cho các máy bay tiêm kích tới những mục tiêu trên không và đưa chúng vào khu vực công kích có lợi.

Những phương pháp hoạt động chủ yếu của các máy bay tiêm kích có lẽ sẽ là tự tìm kiếm trong một khu vực, trên một tuyến hoặc theo một hướng qui định. Điều này làm giảm một cách đáng kể các khả năng đánh trả các cuộc tập kích đường không của địch của không quân tiêm kích Syria và phải chịu nhiều tổn thất rất nghiêm trọng trong trường hợp lực lượng không quân xâm lược thực hiện công tác chỉ huy có sử dụng các máy bay trinh sát cảnh báo sớm.

Hệ thống bảo vệ tên lửa và pháo phòng không của Syria xuất phát từ thành phần biên chế của hệ thống phòng không nước này có thể được xây dựng chỉ trên nguyên tắc khu vực-mục tiêu. Nền tảng của hệ thống bảo vệ tên lửa khu vực là các tổ hợp tên lửa phòng không tầm cao và tầm trung-S-200, S-300, “Buk-M1” và “Buk-M2”, S-75, C-125 và “Kvadrat”.

Nền tảng của hệ thống phòng không các mục tiêu riêng lẻ là những tên lửa phòng không (“Ox”), các tổ hợp tên lửa-pháo phòng không (“Pantshir-S1”), pháo phòng không và các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai.

Thành phần chiến đấu của các phương tiện hỏa lực mặt đất trong hệ thống phòng không cho phép đánh giá khả năng bảo vệ trong hệ thống phòng không mục tiêu của 350-400 mục tiêu với những nhiệm vụ khác nhau, trong đó 100-140 có sử dụng các phương tiện phòng không hiện đại nhất-“Pantshir-S1” và “Ox”.

Sự yếu kém của các hệ thống cảnh giới và chỉ huy lực lượng phòng không Syria xác định việc tìm kiếm và tiêu diệt mục tiêu trong khu vực qui định là phương pháp chủ yếu sử dụng các phương tiện hỏa lực phòng không mặt đất trong điều kiện địch đối phó.

Bên cạnh đó, khả năng của các phương tiện phòng không mục tiêu riêng lẻ, được bảo vệ bằng những phương tiện phòng không hiện đại--“Pantshir-S1” và “Ox”, có thể đánh lui các cuộc tập kích của những tốp máy bay nhỏ hoặc tiêu diệt các tên lửa hành trình (2-3 đơn vị), và nếu được bảo vệ bằng các phương tiện khác- thì tiêu diệt không quá một phương tiện tiến công đường không.

Phân tích nêu trên cho thấy rằng, yếu tố chính làm giảm năng lực của hệ thống phòng không Syria là những hệ thống cảnh giới trên không và chỉ huy cũ kỹ của nó. Chính sự yếu kém này không cho phép hệ thống phòng không Syria đánh trả một cách có hiệu quả các đòn tập kích bằng không quân và tên lửa, khi một lượng không lớn phương tiện tiến công đường không bay ở tầm thấp và cực thấp để vòng tránh những vùng cảnh giới của các đài ra đa phòng không.

Rõ ràng là, hiệu quả cuộc oanh kích của không quân Israel vào trung tâm nghiên cứu-khoa học ở ngoại ô Damacus đầu năm nay đã xác định chính yếu tố này. Nhưng những kết quả như vậy có thể cũng chỉ có ý nghĩa phiến diện mà thôi. Khả năng tiêu diệt không quân địch trong thành phần những cuộc tập kích tăng cường lớn hơn đáng kể, chủ yếu là do đối phương không đạt được bất ngờ chiến thuật tuyệt đối.

Khi tổ chức đánh trả đòn tập kích đường không một cách hoàn hảo, huấn luyện bộ đội phòng không Syria tốt (điều này, theo ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước, là có), công tác ngụy trang chiến dịch được tổ chức một cách có chất lượng và lưu ý đến kinh nghiệm hoạt động của các lực lượng, phương tiện phòng không trong những cuộc chiến tranh đã diễn ra trước đây, thì hệ thống phòng không Syria sẽ có khả năng trong nhiệm vụ đánh trả những đợt tập kích đầu tiên tiêu diệt được từ 40 đến 50 phương tiện tiến công đường không, trong đó có khoảng 20-30 tên lửa hành trình tầm xa, thu hút được khoảng 40-60% và nhiều phương tiện tiến công hơn vào những mục tiêu giả.

Đồng thời những tổn thất riêng có thể không lớn quá 10-15% thành phần biên chế ban đầu, vẫn bảo toàn được khả năng chiến đấu của mình. Có nghĩa là hệ thống phòng không Syria có đủ năng lực phá vỡ cuộc tiến công đường không hoặc thậm chí cả chiến dịch tiến công đường không của các lực lượng không quân NATO và Israel, nếu trưng dụng khoảng 450-500 máy bay và 200-400 tên lửa hành trình để tiến hành chiến dịch này.

Để giành được vai trò thống lĩnh tuyệt đối trên không phận Syria một cách vững chắc trong những thời hạn chấp nhận được liên minh NATO - Israel cần phải tạo ra cụm không quân không dưới 2.000-2.500 máy bay có các công năng khác nhau và không dưới 1.000-1.500 tên lửa hành trình tầm xa bố trí trên hạm và trên máy bay.

Đỗ Ngọc Inh (theo Bình luận Quân sự - Nga)

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.