Thưa ông, tới nay, huyện Thạch Thất thống kê được có bao nhiêu xã chặt cây đòi vỉa hè?
Vừa rồi thì có 6 xã: Cẩm Yên, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Tân Xã, Bình Yên và Lại Thượng. Tuy nhiên, các xã kia không như ở Cẩm Yên. Các xã chủ yếu là giải tỏa vi phạm hành lang lấn chiếm vào trục đường liên xã Đồng Trúc – Bình Yên. Còn Cẩm Yên là giải tỏa trong nội bộ xã.
Như vậy, các xã kia chặt cây là phù hợp?
Là phù hợp. Ví dụ như Bình Yên giải tỏa 230 cây tre của hai khóm tre. Ngày xưa hộ dân trồng ở ven trục đường giao thông, bây giờ đẻ nhánh mới lấn ra trục đường nhưng mà là vận động nhân dân tự chặt. Ví dụ các xã Đồng Trúc, Hạ Bằng, Tân Xã, Bình Yên, Lại Thượng thì chủ yếu nhân dân tự chặt, ký cam kết rõ rồi.
Nhưng người dân băn khoăn là cây của họ cách xa đường, mà trong kết luận của Sở Xây dựng cũng nói, ở các xã Bình Yên, Hạ Bằng, Tân Xã, Đồng Trúc có những cây cách mép đường từ 2 đến 6 mét cũng bị chặt?
Ví dụ như ở Đồng Trúc thì có một cây đa tán nó thấp, trạm y tế mới nhờ xã đứng ra chặt giúp và trồng bổ sung cây khác vào rồi. Bởi vì cây đa sát đường giao thông, tán lại xòa. Hai nữa là hai cây gần trường tiểu học thì năm 2016 thì gặp bão đã rơi cành cây vào mái bro xi măng của trường học. Nhà trường đề nghị chặt bỏ hai cây đó để thay thế bằng hai cây khác. Đồng Trúc đã thay thế ba cây đó rồi.
Cái chính là trong kết luận của Sở Xây dựng thì có những cây cách mép đường khoảng 6 mét cũng chặt?
Những cây đó là vận động nhân dân tự chặt. Còn chính quyền không tự chặt những cây đó bởi những cây đó là do dân trồng. Vừa rồi có mỗi Cẩm Yên là do chưa nhận thức đầy đủ. Khi thành phố ban hành kế hoạch, huyện cũng tiếp thu, ban hành kế hoạch 60 triển khai đến các địa bàn. Vừa rồi thành phố cũng chỉ đạo đối với xã Cẩm Yên là tổ chức kiểm điểm tập thể và các cá nhân có liên quan rồi. Đã kiểm điểm rồi, đặc biệt một số cái cây, ví dụ có cây đa là chặt hơi cụt. Cẩm Yên kiểm điểm rồi.
Có những cây sát mép tường nhà dân cũng bị chặt?
Đó là nằm trong hành lang đường đó. Từ tường vào là đất của họ, từ tường ra là hành lang đường rồi. Chính vì thế nên ở Cẩm Yên có những cây sát như thế cho nên nếu mà đánh đi là tường sẽ đổ nên người ta bảo chặt đi.
Vậy tổng 6 xã mình đã chặt khoảng bao nhiêu cây?
Tổ công tác không chặt mấy đâu. Chủ yếu người dân ký cam kết xong tự chặt. Chỉ có Cẩm Yên là tổng số là 138 cây thì hộ dân tự chặt là 43 cây còn 95 cây là tổ công tác chặt nhưng mà chủ yếu là những cây không phải là cây xanh đô thị. Ở Cẩm Yên thì chủ yếu là cây bông gạo, cây xoan, những cây không phải là cây đô thị.
Nhưng những khu vực này cũng đâu phải là đô thị?
Đại loại là không phải những cây có giá trị. Ví dụ như một là cây vú sữa, cây lộc vừng, những cây đó thì có giá trị thì ai chặt cây đó. Ví dụ như chặt cây xoan, cây bằng lăng, cây bông. Xà cừ thì chắc là người dân thu hoạch thôi.
Trong báo cáo của Sở Xây dựng cũng nói đến vai trò, trách nhiệm giám sát của Ban chỉ đạo 197 huyện thì xử lý trách nhiệm thế nào?
Ngay sau khi có vụ Cẩm Yên thì sáng hôm sau Thường vụ, Thường trực đã họp ngay cán bộ chủ chốt với lãnh đạo các xã để quán triệt tinh thần chỉ đạo và trong bản kiểm điểm thì Cẩm Yên cũng nhận trách nhiệm là do nhận thức không đầy đủ nên trong quá trình triển khai là nóng vội. Đã kiểm điểm trách nhiệm và báo cáo thành phố.
Nhưng trách nhiệm của Ban chỉ đạo 197 huyện thì như thế nào?
Tới đây các anh ấy họp thì xem xét trách nhiệm