> Rác 'tra tấn' dân
> 'Cuộc chiến' rác
Người dân địa phương hoang mang về hiện tượng này, bởi cách đó không xa là bãi chôn lấp rác thải tập trung lớn nhất nhì tỉnh. Không những vậy, cây nhãn ở Tóc Tiên - xã ngay cạnh Châu Pha, nằm sát nơi chôn lấp rác, cũng đổ bệnh rụng trái.
Gia tăng người ưng thư
Từ năm 2010 đến nay, xã Châu Pha có 31 người chết do mắc bệnh ung thư và 5 người hiện đang mang trong mình căn bệnh này. Tất cả tập trung chủ yếu ở các thôn Tân Long, Tân Ninh, Tân Lễ A, Tân Lễ B và thôn Suối Tre. Những người mắc bệnh ung thư đa phần là nông dân, tuổi từ 38 đến 60.
Nhiều người dân địa phương nghi ngờ, bệnh ung thư gia tăng có thể do nguồn nước và không khí trong khu vực bị ô nhiễm. Bởi, địa bàn có người mắc bệnh ung thư đều nằm ven dòng chảy của một con suối có điểm đầu bắt nguồn từ bãi chôn lấp rác thải tập trung xã Tóc Tiên (Tân Thành, BR-VT).
Ông Nguyễn Văn Ánh, Phó chủ tịch UBND xã Châu Pha cho biết, hiện tượng người dân bị ung thư đột biến tại Châu Pha là có thật. UBND xã đã chỉ đạo Trạm y tế của xã xuống địa bàn thôn Suối Tre và vùng lân cận nắm tình hình ở khu vực và có văn bản đề nghị cơ quan chuyên môn cấp trên xem xét trả lời hiện tượng trên nhưng chưa có hồi âm. |
Một bệnh nhân ung thư là ông Lê Thanh Đệ (thôn Suối Tre, xã Châu Pha) cho biết, trước đây, ông là người khỏe mạnh, chịu khó chăn nuôi, trồng trọt nên kinh tế cũng khá giả. Thế nhưng từ ngày ông bị ung thư, toàn bộ tài sản phải bán đi để chữa bệnh.
Cách nhà ông Đệ chừng khoảng 20m, là nhà vợ chồng ông Trần Duy Kiên. Năm ngoái, vợ chồng ông Kiên cùng qua đời vì căn bệnh ung thư.
Chị Nguyễn Thị Hợi (tổ 4, thôn Suối Tre, xã Châu Pha) có chồng chết vì bị ung thư cho hay: Năm 1994 vợ chồng chị Hợi rời Thanh Hóa vào thôn Suối Tre thuê đất trồng lúa và rau màu. Chồng chị là anh Lại Văn Mão (SN 1960) là người khỏe mạnh. Cuối năm 2012 anh Mão bị ung thư gan qua đời. Hiện một mình chị Hợi phải xoay xở cho 2 người con đi học. Mới 40 tuổi mà trông chị như tuổi 50.
Ông Nguyễn Văn Ánh, Phó Chủ tịch UBND xã Châu Pha cho biết, hiện tượng người dân bị ung thư đột biến tại Châu Pha là có thật. UBND xã đã chỉ đạo Trạm y tế của xã xuống địa bàn thôn Suối Tre và vùng lân cận nắm tình hình ở khu vực và có văn bản đề nghị cơ quan chuyên môn cấp trên xem xét trả lời hiện tượng trên nhưng chưa có hồi âm.
Nhãn cũng đổ bệnh
Liền kề Châu Pha là xã Tóc Tiên, do thổ nhưỡng phù hợp 10 năm nay, nhiều hộ dân ở đây đầu tư trồng nhãn xuồng cơm vàng. Các chủ vườn đều tuân thủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap nên năng suất cao. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, riêng với khoảng 10 ha nhãn xuồng gần khu xử lý rác thải tập trung Tóc Tiên thường xuyên bị đốm trái, thối trái và rụng hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho nông dân.
Ông Hà Văn Định, ấp 3, Tóc Tiên đang nhặt trái nhãn rụng. Ảnh: P.T . |
Ông Hà Văn Định, ở xã Tóc Tiên có 600 cây nhãn xuồng trồng theo tiêu chuẩn Vietgap từ năm 2005, sản lượng đạt 10 tấn/1 vụ. 2 năm trở lại đây, cùng một quy trình chăm sóc, nhưng khi nhãn đậu trái được hơn 2 tháng thì xảy ra hiện tượng đốm, thối và rụng trái.
Ông Định cho biết: “Trước đây chưa có bãi rác, gia đình tôi làm nhãn đạt năng suất cao, không thấy có mầm bệnh. Sau khi bãi rác hoạt động 2 năm nay (từ năm 2011 cho đến nay), tôi thấy ruồi nhặng bay đến. Sau khi cây nhãn ra hoa, những con nhặng to bám đầy hết lên các ngọn nhãn và bông hoa. Khi đậu trái, đến tháng thứ 3 thì có hiện tượng bị nấm lấm chấm đen trên trái”.
Cách vườn nhãn của gia đình ông Định khoảng 200m, 100 cây nhãn xuồng của gia đình ông Võ Hùng Chiêu (thuộc địa bàn ấp 3, xã Tóc Tiên) cũng đang bị thối trái. Ông Chiêu chia sẻ: “Tôi trồng nhãn ở đây cả chục năm, nhưng chừng hai năm nay thì bị bệnh đen trái, thối trái rất nhiều. Không biết có phải do ở gần bãi rác hay không vì ở chỗ khác xa hơn không bị. Chúng tôi rất mong các ngành chức năng xuống xem xét hỗ trợ giải pháp xử lý để bà con phát triển cây nhãn”.