Nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống của làng có từ rất lâu vào khoảng những năm cuối 80, đầu 90 của thế kỉ trước. Trước kia làng tập trung chủ yếu làm trống, nay làng còn phát triển làm các loại đồ chơi như: đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ,... kiểu dáng gần gũi mang đậm bản sắc dân tộc.
Vào mỗi dịp tết Trung thu, sản phẩm đồ chơi của làng nghề truyền thống thôn Hảo làm ra không đủ đáp ứng nhu cầu của khách, vì chất lượng của một số loại đồ chơi nhập ngoại đang có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của con trẻ, vì vậy đồ chơi trung thu truyền thống là sự lựa chọn tốt nhất cho người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây sản phẩm mẫu mã của làng nghề đã được cải tiến, được nhiều trẻ em yêu thích. Những nghệ nhân làng nghề vẫn giữ một niềm tin tưởng mãnh liệt bởi lẽ rằng: “Chừng nào còn Trung thu, chừng đó trống làng Hảo, mặt nạ làng Hảo sẽ vẫn còn”.
Sản xuất đồ chơi trung thu truyền thống không chỉ được làm từ những vật liệu gần gũi với con người như: Giấy, bìa cốt tông, sơn tổng hợp,.. ít ảnh hưởng đến sức khỏe
Hàng trăm năm qua, những người dân thôn ông Hảo vẫn miệt mài đóng những chiếc trống, làm đầu sư tử, đầu lân, mặt nạ…, với thu nhập chủ yếu từ “lấy công làm lãi”
Trống được các nghệ nhân hoàn thiện chuẩn bị đưa ra thị trường
Những chiếc mặt nạ hình chú tễu, giúp các em thiếu nhi thêm hiểu biết về những nét đẹp văn hóa dân gian
Trống Trung thu sau khi được chế tác tạo thành khuôn sẽ được các nghệ nhân sơn trang trí
Chế tác khuôn trống Trung thu là công đoạn cũng phải tỉ mỉ nhất
Những chiếc mặt xanh đỏ vẽ hình những con vật ngộ nghĩnh, rồi đến Chí Phèo, Thị Nở, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, đầu sư tử các kích cỡ…
Để làm nên một chiếc trống trung thu, người làng Hảo phải nhập da trâu bò từ các địa phương khác về. Tang trống được làm bằng gỗ mỡ chuyển từ rừng xuống, cũng có khi làm bằng gỗ bồ đề vì loại gỗ đó xốp hơn, dễ làm hơn
Mặt nạ Trung thu được phơi khô ngoài nắng sau khi được các nghệ nhân vẽ trang trí