Ấn Độ:

Làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc dâng cao

Lực lượng Ấn Độ được đào tạo tác chiến trên vùng núi cao. Ảnh: Hindustan Times
Lực lượng Ấn Độ được đào tạo tác chiến trên vùng núi cao. Ảnh: Hindustan Times
TP - Ấn Độ vừa đưa lực lượng sơn cước lên biên giới để đối phó với Trung Quốc, trong khi làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc tại nước này dâng cao.

Hindustan Times dẫn các nguồn tin xác nhận quân đội Ấn Độ đã điều lực lượng sơn cước lên bảo vệ khu vực dọc đường kiểm soát thực tế trên biên giới để phòng khả năng quân Trung Quốc xâm nhập. Tư lệnh quân đội hai nước hôm qua có cuộc họp vòng hai nhằm hạ nhiệt căng thẳng sau đợt ẩu đả chết người đầu tuần trước.

Reuters dẫn nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ cho biết các chỉ huy quân đoàn của hai bên gặp nhau ở Moldo, phần phía Trung Quốc tính từ đường kiểm soát thực tế. Sĩ quan cấp thấp hơn của hai nước đàm phán vòng 1 vào giữ tuần trước, sau vụ ẩu đả bằng đá và gậy gộc hôm 15/6.

Dù đổ lỗi cho nhau gây ra vụ đụng độ, hai bên đang nỗ lực tránh leo thang tình hình có thể dẫn đến xung đột nghiêm trọng. Nhưng Bộ Ngoại giao Ấn Độ gọi xung đột vừa qua là “hành động có kế hoạch và do Trung Quốc khởi xướng”. Còn Trung Quốc cáo buộc lính Ấn Độ vi phạm thoả thuận quân sự song phương, kích động và tấn công lính của họ ở thung lũng Galwan. Trung Quốc không công bố con số thương vong, nhưng một bộ trưởng Ấn Độ nói rằng khoảng 40 lính Trung Quốc có thể đã chết.

Tức giận trước cái chết của binh lính, nhiều người ở Ấn Độ đang kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi phải thể hiện rằng Ấn Độ không chịu bị bắt nạt, không để bị mất mặt như trong cuộc chiến với Trung Quốc năm 1962.

Các thành viên của Liên minh các thương nhân Ấn Độ (CAIT) đã đốt một đống hàng Trung Quốc tại một khu chợ ở New Delhi, phát động chiến dịch tẩy chay hàng hoá Trung Quốc. CAIT, đại diện cho khoảng 70 triệu thương nhân, kêu gọi chính phủ bang và liên bang ủng hộ chiến dịch tẩy chay và huỷ các hợp đồng với công ty Trung Quốc.

“Cả nước đang chìm trong cơn giận dữ và quyết tâm tột độ về việc phải đáp trả Trung Quốc một cách mạnh mẽ, không chỉ quân sự mà cả kinh tế”, Tổng thư ký quốc gia của CAIT, ông Praveen Khandelwal, viết trong bức thư gửi đến chính quyền nhiều bang.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ, với kim ngạch thương mại song phương đạt 87 tỷ USD trong năm tài khoá tính đến tháng 3/2019, trong đó Ấn Độ chịu mức thâm hụt 53,57 tỷ USD. Ủng hộ chính sách tự lực của Thủ tướng Modi, CAIT đề nghị bộ thương mại nước này bắt buộc các sàn thương mại điện tử phải nêu rõ nguồn gốc quốc gia của tất cả các sản phẩm được bán.

Trong khi đó, ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc cảnh báo rằng “những người có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Ấn Độ cần hạ hoả”. “GDP của Trung Quốc gấp 5 lần Ấn Độ, chi tiêu quân sự gấp 3 lần”, ông Hồ Tích Tiến viết trên Twitter.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.