Lần đầu tiên LHQ thông qua Nghị quyết hợp tác toàn cầu về COVID-19

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ đã gửi thư cho các thành viên nói về sự thông qua của nghị quyết đầu tiên về đại dịch COVID-19.
Chủ tịch Đại hội đồng LHQ đã gửi thư cho các thành viên nói về sự thông qua của nghị quyết đầu tiên về đại dịch COVID-19.
TPO - Ngày 2/4, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết công nhận những tác động chưa từng có của đại dịch coronavirus và kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế để ngăn chặn, giảm thiểu và đánh bại dịch bệnh COVID-19.

Đây là nghị quyết đầu tiên được cơ quan thế giới gồm 193 thành viên thông qua về đại dịch đang càn quét thế giới và phản ánh mối lo ngại toàn cầu về số người chết tăng nhanh và số ca nhiễm bệnh mới.

Trước đó, Đại hội đồng LHQ đã không chấp thuận một nghị quyết được tài trợ bởi Nga kêu gọi sự đoàn kết của LHQ trước những thách thức do virus mới gây ra và thúc giục chấm dứt chiến tranh thương mại, chủ nghĩa bảo hộ và trừng phạt đơn phương mà không được Hội đồng Bảo an phê chuẩn.

Theo các quy tắc bỏ phiếu mới được thiết lập do Đại hội đồng không tổ chức các cuộc họp trực tiếp, một nghị quyết sẽ bị đánh bại chỉ cần nó bị một quốc gia phản đối. Thông thường, một nghị quyết của đại hội đồng LHQ được thông qua bằng đa số phiếu hoặc bằng sự đồng thuận.

Các nhà ngoại giao cho biết Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Mỹ và Ukraine phản đối dự thảo của Nga, và dự thảo này được đồng tài trợ bởi Cộng hòa Trung Phi, Cuba, Nicaragua và Venezuela.

Cuối ngày 2/ 4, Chủ tịch Đại hội đồng Tij camera Muhammad-Bande đã gửi thư cho các quốc gia thành viên cho biết, mặc dù một phần mở rộng sự phản đối đối với dự thảo của Nga đã được thông qua lúc 3g chiều ngày 31/3 nhưng các cuộc tham vấn tiếp theo với một số đoàn đã chỉ rõ rằng thời gian tiếp theo sẽ không tạo điều kiện giải quyết những khác biệt. Do đó, theo ông, thời điểm phản đối đã kết thúc, có hiệu lực ngay lập tức và nghị quyết này vẫn bị đánh bại.

Ông Bande cũng đã gửi một bức thư vào tối 2/4  thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên của LHQ rằng, không có sự phản đối nào đối với nghị quyết mang tên “Đoàn kết Toàn cầu để chống lại căn bệnh coronavirus” và được Ghana, Indonesia, Liechtenstein, Na Uy, Singapore và Thụy Sĩ tài trợ. Ông cho biết, nghị quyết này đã được phê duyệt và có hiệu lực.

Nghị quyết tái khẳng định cam kết của Đại hội đồng LHQ đối với hợp tác quốc tế, đa phương và sự ủng hộ mạnh mẽ của LHQ đối với vai trò trung tâm của hệ thống LHQ trong ứng phó toàn cầu với đại dịch bệnh coronavirus 2019 (COVID-19).

Nghị quyết kêu gọi Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres hãy đứng đầu trong việc huy động và phối hợp các phản ứng toàn cầu với đại dịch COVID-19 và những tác động bất lợi về mặt tài chính, kinh tế và xã hội đối với mọi xã hội.

Nghị quyết công nhận sự gián đoạn nghiêm trọng của COVID-19 đối với các xã hội và nền kinh tế, cũng như du lịch và thương mại toàn cầu, và tác động tàn phá đối với sinh kế của người dân. Nó cũng nhấn mạnh rằng, những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất và cần phải được giúp đỡ.

Nghị quyết cũng nhấn mạnh sự cần thiết  tôn trọng quyền con người và phản đối bất kỳ hình thức phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc và bài ngoại nào trong cuộc đối phó với đại dịch.

Sang tuần tới, Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên dự kiến sẽ tiếp tụcu thảo luận về đại dịch. Có khả năng sẽ có hai nghị quyết để xem xét, một nghị quyết được ủng hộ bởi hội đồng gồm 10 thành viên được bầu chọn và một là của thành viên thường trực Pháp.

Theo The New York Times
MỚI - NÓNG