Làm việc ban đêm hủy hoại sức khỏe bạn như thế nào?

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Sử dụng ánh sáng nhân tạo để làm việc ban đêm có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn hệ nội tiết. Tình trạng mất ngủ kéo dài còn làm thay đổi trạng thái tâm lý, suy giảm chức năng sinh sản ở nữ giới.

Theo Health, từ lâu các nhà khoa học nhận ra rằng các quá trình sinh học của cơ thể, từ sự tăng giảm nhiệt độ, huyết áp, sản xuất hormone đến hoạt động của các cơ quan nội tạng... đều có mối quan hệ mật thiết với vòng tuần hoàn chu kỳ ngày đêm. Những biến đổi này được gọi là "nhịp điệu sinh học" hay "đồng hồ sinh học" của cơ thể.

Các nhà nghiên cứu phát hiện cơ thể con người có khả năng nhận biết các thời điểm trong ngày cũng như các mùa trong năm. Theo đó, cơ thể sẽ tự động quy định một số loại gene liên quan đến hệ miễn dịch, để phòng ngừa và ngăn chặn các loại bệnh khác nhau.

Nhịp điệu sinh học được ví như đồng hồ nội bộ của cơ thể, có khả năng hoạt động chính xác trong suốt vòng đời dưới sự chi phối của vùng não chứa hạt nhân suprachiasmatic. Điều thú vị là tất cả các nơron thần kinh đều được thiết lập theo một quy tắc hoạt động chung và phụ thuộc vào khoảng thời gian chúng tiếp nhận ánh sáng.

Nhiều thí nghiệm chỉ ra việc sử dụng ánh sáng nhân tạo ban đêm và thói quen làm việc khuya có khả năng dẫn đến hiện tượng rối loạn hệ nội tiết. Tình trạng mất ngủ kéo dài còn dẫn đến sự thay đổi trạng thái tâm lý cũng như suy giảm chức năng sinh sản ở nữ giới.

Ngoài ra, số giờ tiếp nhận ánh sáng trong ngày sẽ tác động trực tiếp đến các mô mỡ nâu, nơi thực hiện chức năng duy trì sự cân bằng năng lượng cho cơ thể. Khi ánh sáng được tiếp nhận quá nhiều sẽ vô hiệu hóa hoạt động của các tế bào mô mỡ nâu, kết quả là cơ thể không thể tự đào thải các axit béo và glucose. Nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ bệnh tiểu đường, béo phì cũng như các bệnh liên quan đến tim mạch.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG