Làm gì để những người làm nghề công tác xã hội gắn bó lâu dài?

Ở nhiều nước tiên tiến, nghề CTXH đã được nhìn nhận như một ngành nghề mang tính chuyên môn với những chức năng cơ bản là ngăn ngừa và khắc phục những vấn đề xã hội
Ở nhiều nước tiên tiến, nghề CTXH đã được nhìn nhận như một ngành nghề mang tính chuyên môn với những chức năng cơ bản là ngăn ngừa và khắc phục những vấn đề xã hội
Nghề công tác xã hội (CTXH) hiện nay đã được thừa nhận như là một ngành nghề chính thức. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ nghề nghiệp, vai trò của người làm CTXH tại Việt Nam hiện vẫn chưa có sự tôn vinh cần thiết, trong khi các vấn đề xã hội luôn đặt ra những thách thức không nhỏ cho cuộc sống.

CTXH là những hoạt động phát hiện và giúp đỡ những cá nhân, nhóm người gặp khó khăn… nhằm giúp họ vượt qua những rào cản của cuộc sống, giảm thiểu sự bất bình đẳng trong xã hội và giúp họ phát triển, hoà nhập với cộng đồng một cách tích cực nhất.

Ở nhiều nước tiên tiến, nghề CTXH đã được nhìn nhận như một ngành nghề mang tính chuyên môn với những chức năng cơ bản là ngăn ngừa và khắc phục những vấn đề xã hội, tập trung vào những mối quan tâm và nhu cầu của con người, đồng thời giúp họ vượt qua khó khăn và phát huy tối đa khả năng của bản thân. CTXH tập trung vào ba nhóm hoạt động chính bao gồm CTXH với cá nhân, với nhóm và với cộng đồng.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg, ngày 23/3/2010 Phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020. Việc Đề án 32 được phê duyệt đã chính thức công nhận một ngành nghề mới ở Việt Nam – nghề Công tác xã hội. Mục tiêu là Đề án 32 là Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.

Nghề CTXH hiện nay đã được thừa nhận như là một ngành nghề chính thức. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ nghề nghiệp, vai trò của người làm CTXH tại Việt Nam hiện vẫn chưa có sự tôn vinh cần thiết, trong khi các vấn đề xã hội luôn đặt ra những thách thức không nhỏ cho cuộc sống. Mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội hiện đang rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng trong khi đó thì nhu cầu không ngừng tăng lên. 

Do các cơ sở này chưa đáp ứng được yêu cầu chăm sóc, trợ giúp cho đối tượng nên hiệu quả chưa được như mong muốn. Còn nhiều trung tâm trợ giúp xã hội có cơ sở vật chất  được xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp. Bên cạnh đó các trang thiết bị cần thiết như dụng cụ y tế, máy móc thiết bị y tế để phục hồi chức năng còn rất thiếu .

Hầu hết các cơ sở trợ giúp xã hội có chức năng chủ yếu là nuôi dưỡng tập trung các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, thiếu các dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm, trị liệu, chăm sóc, trợ giúp và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng. Các cơ sở chăm sóc chuyên biệt người cao tuổi, cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật còn thiếu ở các địa phương; các cơ sở trợ giúp xã hội hoạt động thiếu sự liên kết, kết nối đa ngành. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, viên chức và nhân viên công tác xã hội làm việc tại các cơ sở còn nhiều hạn chế, phần lớn các cán bộ nhân viên này chưa qua đào tạo hoặc được đào tạo từ nhiều nghề khác nhau, làm việc không đúng ngành, nghề đào tạo.

Mặc dù mới được hình thành, nhưng nhiều người làm nghề CTXH đã gắn bó lâu dài với nghề. Nhưng họ cũng cần có những hỗ trợ cụ thể từ Đảng, Nhà nước, các cấp quản lý, ngành chức năng cả về tinh thần và vật chất, đặc biệt là khung pháp lý và chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực.

Riêng với giải pháp thu hút và phát triển nguồn nhân lực cho nghề CTXH, trước tiên cần xác định rõ vị trí làm việc và tiêu chuẩn hoá một số chức danh nghề nghiệp. Phải ưu tiên tuyển dụng những người được đào tạo cơ bản có trình độ đại học, cao đẳng về CTXH vào các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, ngành, cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH, để họ có cơ hội sử dụng những kiến thức đã học vào thực tế công tác.

Khung pháp lý để phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ CTXH kể cả khu vực nhà nước và tư nhân, qua đó thu hút được những người qua đào tạo cơ bản về CTXH vào làm việc, khắc phục tình trạng học một nghề ra làm nghề khác, hạn chế tình trạng lãng phí nguồn nhân lực quý giá này. Việc hành nghề tự do cung cấp dịch vụ CTXH với tư cách là nhà tham vấn, tác nhân phát triển cộng đồng, nhà nghiên cứu khoa học để sử dụng số cán bộ được đào tạo cơ bản này thật sự hiệu quả... cũng cần có hành lang pháp lý rõ ràng.

Rất cần có quan tâm hỗ trợ, công tác của các Sở, Ban, Ngành về mọi mặt cơ sở vật chất, cơ chế, chính sách cho đội ngũ làm nghề CTXH. Hệ thống văn bản pháp lý quy định về nghề công tác xã hội cũng cần được hoàn thiện để tạo ra sự đồng bộ trong quá trình hành nghề công tác xã hội của đội ngũ cán bộ chuyên trách tại các Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập.

Ngoài ra trong quá trình cung cấp dịch vụ xã hội cho người dân,các Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội rất mong nhận được sự hỗ trợ về kỹ năng, tài liệu kỹ thuật, trang bị cơ sở vật chất của toàn xã hội cùng với cộng đồng tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp.

Hy vọng rằng, với những  giải pháp đó, trong thời gian tới, nghề CTXH sẽ tiếp tục phát triển, đóng góp đóng góp quan trọng cho công tác an sinh xã hội, bồi đắp thêm truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam.

(Tuyên truyền Đề án phát triển nghề Công tác xã hội - Đề án 32)

MỚI - NÓNG