Lắc đầu, bịt mũi với bãi rác 'lộ thiên'

Rác ngập đường phố
Rác ngập đường phố
TP - Không chỉ những ngày người dân chặn rác, ngay cả những ngày các bãi rác thông xe thì các quận, huyện ngoài khu trung tâm vẫn thường xuyên lâm vào cảnh ùn ứ rác thải. Nơi thì chậm thu gom, nơi thiếu công nhân... khiến người dân đi qua phải lắc đầu, bịt mũi.

Vài tuần qua, người dân khu vực đường Nguyễn Hoàng và đường Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) phải chịu cảnh sinh hoạt bên cạnh những đống rác bốc mùi hôi thối, không có người thu gom. Những túi ni lông rác bốc mùi hôi thối ngập trên vỉa hè, khiến người qua đường phải bịt mũi. Nguyên nhân là do các công nhân vệ sinh thuộc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Minh Quân, đơn vị chịu trách nhiệm thu gom rác thải ở quận Nam Từ Liêm, đã đình công vì chưa được trả lương.

Doanh nghiệp thua lỗ khi... trúng thầu thu gom rác

Chủ trương đấu thầu công tác duy trì vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020 đã góp phần cắt giảm các khâu trung gian, giảm chi phí ngân sách. Song khi đi vào thực tế, nhiều gói thầu đưa ra các quy định, tiêu chí sai thực tế, mang tính áp đặt khiến các doanh nghiệp vệ sinh môi trường các quận, huyện thua lỗ đến mức phải trả lại địa bàn, gây sự bức xúc cũng như khiến gánh nặng giải quyến rác tồn đọng ùn ứ cho lãnh đạo chính quyền cấp cơ sở càng trở nên nặng nề, nhiều công ty phản ảnh. Theo đại diện các công ty vệ sinh môi trường trên địa bàn, ngoài việc xử lý rác, thu gom rác cũng cần phải có định mức mới, nếu không làm ngay thì “rác vẫn ngập đường, ngập phố”, đặc biệt ở ngoại thành.

Ví dụ, tại huyện Đông Anh, gói thầu với khối lượng thực tế vượt rất nhiều. Số ki-lô-mét gói thầu chỉ bằng 50% số ki-lô-mét thực tế doanh nghiệp phải thu gom. Bên cạnh đó, các ngõ có bề rộng dưới 2m không nằm trong gói thầu, nên người dân phải tự thu gom đưa ra bãi tập kết.

Theo đại diện UBND huyện Thanh Trì, vấn đề khó khăn nhất với địa phương là việc thu gom rác ở các ngõ, bề rộng dưới 2m chưa nằm trong gói thầu. Bên cạnh đó, mức giá dịch vụ không đủ cân đối thu - chi nên hoạt động thu gom còn hạn chế. “Hiện tại, các quận có mức thu là 6.000 đồng/người/tháng nhưng cấp huyện chỉ thu ở mức giá 3.000 đồng/người/tháng, trong khi việc thu gom rác ở các huyện đòi hỏi công nhân di chuyển xa hơn, địa bàn rộng hơn nội thành”, đại diện huyện nói.

Phó Giám đốc Hợp tác xã Thành Công Nguyễn Xuân Quý nói rằng, theo gói thầu hợp tác xã ký với huyện Hoài Đức, các hạng mục thu gom, vận chuyển rác, duy trì vệ sinh môi trường đều vượt khối lượng thực tế. Từ năm 2017 đến nay, số tiền vượt khối lượng thu gom đơn vị chưa được thanh toán khoảng 30 tỷ đồng, dẫn đến việc chậm trả lương cho công nhân.

Theo lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Minh Quân, riêng quận Nam Từ Liêm, công ty đấu thầu số lượng hơn 200 tấn rác/ngày, nhưng thực tế mỗi ngày đơn vị này phải thu gom đến 350 tấn rác. Tổng ở các địa bàn khác thì mỗi ngày công ty phải thu gom đến 500 tấn rác/ngày. Đơn vị phải đầu tư thêm 5 xe ép rác, cùng hàng loạt thiết bị, tăng cường nhân công… trong khi đấu thầu không đảm bảo nên phát sinh nhiều vấn đề trong việc thu gom rác thải.

Theo liên sở Tài chính, Xây dựng, tổng giá trị khối lượng phát sinh tăng thêm so với giá trị đấu thầu của 26 gói thầu vệ sinh môi trường ở thành phố đến tháng 8/2020 là gần 594 tỷ đồng. Phần giá trị tăng thêm này thành phố chưa phê duyệt kinh phí phát sinh nên các doanh nghiệp môi trường chưa được thanh toán, dẫn đến một số đơn vị chậm trả lương cho công nhân.

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đối với định mức dự toán duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn, Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong vừa có tờ trình UBND thành phố Hà Nội, trong đó có đề nghị điều chỉnh nhiều quy trình thu gom rác, trong đó có điều chỉnh bất cập về các ngõ có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 2m… Dự kiến, các gói thầu vệ sinh môi trường sẽ được đấu thầu lại vào đầu năm 2021.

MỚI - NÓNG
TPHCM bỏ kiểm tra hiện trạng nhà ở khi sang tên sổ đỏ
TPHCM bỏ kiểm tra hiện trạng nhà ở khi sang tên sổ đỏ
TPO - Sở Tài nguyên Môi trường đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai TPHCM, các chi nhánh quận, huyện và TP. Thủ Đức không được kiểm tra hiện trạng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động đối với nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu trên giấy chứng nhận để tránh gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân.
Cận cảnh chợ truyền thồng gần 40 tuổi ở quận Đống Đa sắp được xây dựng lại
Cận cảnh chợ truyền thồng gần 40 tuổi ở quận Đống Đa sắp được xây dựng lại
TPO - UBND thành phố Hà Nội quyết định bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Đống Đa với 1 dự án: Xây dựng chợ Khâm Thiên với diện tích 0,0792 ha tại phường Khâm Thiên. Chợ sẽ được xây mới trên nền chợ hiện tại, tuy nhiên ở đây tiểu thương chủ yếu buôn bán bên vỉa hè quanh chợ, còn bên trong chủ yếu là để xe, tập kết hàng hóa.