Nhận tiền thưởng, các cầu thủ U23 phải nộp thuế như thế nào?

Với tiền thưởng từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước dều phải nộp thuế
Với tiền thưởng từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước dều phải nộp thuế
Cục Thuế TP. Hà Nội khẳng định các khoản tiền thưởng của đội U23 không từ ngân sách Nhà nước đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Mức thuế suất là 10% với khoản trên 10 triệu đồng.

Sáng 28/1, một đại diện của Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết với số tiền thưởng nhận được từ các doanh nghiệp, các cầu thủ U23 Việt Nam vẫn phải nộp thuế.

Căn cứ tính thuế được vị này đưa ra là Khoản 2, Điều 3, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 quy định về các khoản thu nhập chịu thuế.

Khoản 2, Điều 3, Luật quy định cụ thể các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công. Trong đó, tiền thưởng là một trong các khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Nhan tien thuong, cac cau thu U23 phai nop thue nhu the nao? hinh anh 1

. Ảnh: Hoàng Hà.

Luật cũng quy định các khoản tiền thưởng không phải chịu thuế là thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nói cách khác, đội tuyển U23 Việt Nam có khả năng nhận được 2 khoản tiền thưởng. Một khoản thưởng theo danh hiệu Nhà nước trao tặng, hoặc thưởng trích từ ngân sách Nhà nước sẽ không phải chịu thuế.

Tuy nhiên, các khoản thu nhập phát sinh từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phải chịu thuế. Mức 10% áp dụng với khoản tiền thưởng từ 10 triệu đồng trở lên.

Khi nói về các món quà tặng bằng hiện vật dành cho đội tuyển U23 Việt Nam, vị này cho biết hiện vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về việc đóng thuế cho loại này. Tùy vào món quà, tùy vào hoàn cảnh trao tặng mới có thể có căn cứ kê khai thuế chính xác.

Nhận tiền thưởng, các cầu thủ U23 phải nộp thuế như thế nào? ảnh 1

Mức thuế các cầu thủ U23 phải đóng cho các khoản tiền thưởng là 10%.

Luật sư Đoàn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM cũng cho rằng các cầu thủ phải đóng mức thuế với các khoản tiền thưởng từ cá nhân, tổ chức, không thuộc ngân sách Nhà nước đúng như luật quy định. “Việc đóng thuế là không có ngoại lệ”, ông Hậu nhấn mạnh.

Liên quan đến đội tuyển U23 Việt Nam, sau khi thi đấu thành công tại giải vô địch U23 châu Á, các cầu thủ đã nhận được nhiều khoản tiền thưởng lớn từ phía các doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp tặng thưởng đội tuyển U23 như FLC (1 tỷ đồng), VNPT (1 tỷ đồng), Vietcombank (1 tỷ đồng), Tập đoàn Tuần Châu (1 tỷ đồng), Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Đạm Phú Mỹ (1,2 tỷ đồng), Hưng Thịnh Group (3 tỷ đồng)…

Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế TNCN 2007, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội;

c) Tiền thù lao dưới các hình thức;

d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức;

đ) Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền;

e) Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điểm e Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC cũng nêu rõ các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán đều phải đóng thuế TNCN, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:

e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:

e.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến.

e.1.2) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.

e.1.3) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.

e.1.4) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các hội, tổ chức thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.

e.1.5) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.

e.1.6) Tiền thưởng kèm theo kỷ niệm chương, huy hiệu.

e.1.7) Tiền thưởng kèm theo bằng khen, giấy khen.

Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.

e.2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.

e.3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

e.4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền..

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG