Đề xuất các chính sách thuế: Dễ thu, khó bỏ?

TP - Theo TS Nguyễn Minh Phong, Bộ Tài chính đang lúng túng trước áp lực cân đối ngân sách do thuế nhập khẩu giảm, chưa xử lý được tốt vấn đề chuyển giá... Từ đó dẫn đến thực tế “dễ thu, khó bỏ”, rõ nhất là đề xuất đánh thuế tài sản nhà đất trị giá từ 700 triệu đồng, chạm vào vấn đề an sinh xã hội

Theo Bộ Tài chính, tổng thu cân đối Ngân sách Nhà nước (NSNN) tháng 11 ước đạt 93,4 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 11 tháng đạt 1.222 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017.

Ước tính đến hết tháng 11/2018, có 48/63 địa phương thu nội địa đạt tiến độ dự toán (trên 92%) và hầu hết các địa phương thu đạt cao hơn so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương, kể cả các địa phương trọng điểm thu như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,... tiến độ thu mới đạt dưới 85% dự toán.

Đề xuất các chính sách thuế: Dễ thu, khó bỏ? ảnh 1 Nhiều dự thảo luật ảnh hưởng sâu sắc tới thu nhập, đời sống của người dân. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Về chi NSNN, tổng chi NSNN tháng 11 ước đạt 105,7 nghìn tỷ đồng. Lũy kế chi NSNN 11 tháng đạt 1.210 nghìn tỷ đồng, bằng 79% dự toán.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Tài chính cho biết, với quyết tâm phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN năm 2018, bên cạnh việc chủ động phối hợp với các bộ, ngành, cấp ủy và chính quyền địa phương, Bộ Tài chính đã tập trung chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan quyết liệt triển khai các giải pháp quản lý thu, chống thất thu; kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả hơn đối với các lĩnh vực, địa bàn có số thu còn tồn đọng lớn… Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp (DN) và đẩy mạnh các hoạt động chống chuyển giá, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Theo PGS-TS Ngô Trí Long, nếu tính toán giải quyết bài toán thâm hụt ngân sách theo hướng tăng thu để bù chi như đề xuất gần đây của Bộ Tài chính thông qua biện pháp tăng thuế thì sẽ gây khó khăn rất lớn cho người dân và DN, tác động không tốt tới hoạt động sản xuất - kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tới chính hoạt động thu NSNN.

“Nhà đầu tư và người dân luôn phải đánh cược với người làm chính sách thuế, vì nhiều sắc thuế sửa đổi liên tục. Dư luận cảm thấy mục tiêu sửa đổi thuế hướng tới huy động nguồn thu NSNN, chưa tính đến chính sách thuế phải tạo động lực cho phát triển kinh tế, phát triển DN, đóng góp nhiều hơn nữa cho nguồn thu ngân sách. Những giải trình, dẫn chứng của Bộ Tài chính chưa thuyết phục, thiếu chi tiết và chưa đánh giá hiệu quả của việc đề xuất đối với kinh tế - xã hội.

Còn theo TS Nguyễn Minh Phong, Bộ Tài chính đang lúng túng trước áp lực cân đối ngân sách do thuế nhập khẩu giảm, chưa xử lý được tốt vấn đề chuyển giá... Từ đó dẫn đến thực tế “dễ thu, khó bỏ”, rõ nhất là đề xuất đánh thuế tài sản nhà đất trị giá từ 700 triệu đồng, chạm vào vấn đề an sinh xã hội, vi phạm nguyên tắc công bằng trong chính sách thuế.

“Nợ đọng thuế hiện tại lên đến 70.000 tỉ đồng. Thu thuế tài sản cao nhất chỉ khoảng 30.000 tỉ đồng. Cần tăng hiệu quả của ngành Thuế, đặt mục tiêu chống thất thu hơn là tăng thu; đừng để thu 10 đồng thì phải chi cho ngành 7 đồng…” - ông Phong kiến nghị.

MỚI - NÓNG
Nhiều vũ khí hiện đại sẽ xuất hiện tại triển lãm quốc tế do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức
Nhiều vũ khí hiện đại sẽ xuất hiện tại triển lãm quốc tế do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức
TPO - Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức, dự kiến diễn ra từ ngày 19/12 đến 22/12/2024 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự hiện đại, trong đó có những sản phẩm mới sản xuất gần đây sẽ được trưng bày.