Kìm giá sữa được bao lâu?

Đối với mặt hàng sữa, có lẽ đây là lần đầu tiên hàng trăm mặt hàng đồng loạt giảm giá và giá giảm sâu làm nhẹ lòng người tiêu dùng.
Đối với mặt hàng sữa, có lẽ đây là lần đầu tiên hàng trăm mặt hàng đồng loạt giảm giá và giá giảm sâu làm nhẹ lòng người tiêu dùng.
Đối với mặt hàng sữa, có lẽ đây là lần đầu tiên hàng trăm mặt hàng đồng loạt giảm giá và giá giảm sâu làm nhẹ lòng người tiêu dùng.

Tuy nhiên không ít người hoài nghi về tính ổn định của giá sữa, bởi trong thực tế giá sữa muốn tăng là tăng, bất chấp cả những quy định của nhà nước.

Sở Tài chính cùng Sở Công thương TP. HCM vừa công bố giá bán buôn và giá đăng kí các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).

Theo đó, Vinamilk đã đăng ký giá bán buôn tối đa và giá đăng ký đối với 35 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Mức giá bán buôn tối đa và giá đăng ký này giảm từ 6- 23%, tức giảm từ 2.300 đến 85.000 đồng/sản phẩm tùy loại. Thời điểm áp dụng từ ngày 11/6/2014.

Trong 35 sản phẩm sữa được công bố giá bán buôn từ ngày 11/6, 5 sản phẩm sữa do Bộ Tài chính quản lý và công bố giá có mức giảm phổ biến từ 19 đến 23%/sản phẩm, 30 sản phẩm còn lại chỉ có mức giảm khoảng 6%. Nguyên nhân là do 30 sản phẩm này đã được Vinamilk đăng ký giá với Sở Tài chính TP. HCM và doanh nghiệp (DN) này cũng đã chứng minh được giá bán thực tế ngoài thị trường thấp hơn mức giá mà DN đã đăng ký với Sở Tài chính.

Bà Đào Thị Hương Lan , Giám đốc Sở Tài chính TP. HCM cho biết, theo quy định, các đơn vị sản xuất và nhập khẩu sữa có thị phần lớn trên thị trường sẽ do Bộ Tài chính quản lý và công bố giá. Vinamilk là đơn vị nằm trong top 5 DN chiếm đến 90% thị phần của thị trường sữa tại TP. HCM, do vậy Bộ Tài chính vẫn quản lý và công bố giá đối với các sản phẩm sữa của công ty này.

Ngoài Vinamilk, Sở Tài chính TP. HCM còn chịu trách nhiệm quản lý và công bố giá của 12 đơn vị sản xuất và nhập khẩu sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tuy nhiên những đơn vị này có thị phần rất nhỏ, lợi nhuận thấp, đã kê khai giá và giữ giá bán ổn định từ năm 2010 đến nay, nếu tuân thủ theo đúng quy định áp trần họ sẽ bị lỗ nặng thậm chí sẽ phải đóng cửa. Do vậy, Sở Tài chính đã có văn bản kiến nghị với Bộ Tài chính tạm thời cho phép 12 DN này chưa công bố giá bán buôn tối đa vào ngày 11/62014. Đồng thời, cho các DN này được xây dựng lại chi phí và cơ cấu giá thành từ đó Sở Tài chính sẽ xem xét đưa ra mức giá bán buôn tối đa phù hợp cho mỗi đơn vị.

Các DN đăng ký giá giá sữa tại Bộ Tài chính gồm công ty TNHH Mead Johnson Nutrition Việt Nam (đăng ký giá bán 34 sản phẩm), công ty TNHH Nestle Việt Nam 18 sản phẩm, công ty TNHH Dinh dưỡng 3A Việt Nam 42 sản phẩm và công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam 47 sản phẩm. Tổng cộng, có 141 sản phẩm sữa được đăng ký giá với cơ quan quản lý. Mức thấp nhất là sữa Enfagrow A+4 400 g với 145.497 đồng/hộp, cao nhất là Enfagrow A+3 360 Brain Plus 1.800 g với 699.435 đồng/hộp.

Ngoài các công ty sữa, nhiều đơn vị bán buôn và bán lẻ cũng thực hiện nghiêm đối với quy định giảm giá sữa trong kỳ này. Ông Võ Hoàng Anh, Giám đốc Makerting Saigon Co.op- cho biết, bất cứ nhà cung cấp nào không tuân thủ Quyết định số 1079/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc áp trần giá sữa, Saigon Co.op sẽ đưa hàng ra khỏi kệ và có biện pháp thay thế thích hợp nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người tiêu dùng. Saigon Co.op sẽ kiên quyết thực hiện đúng các quy định về áp trần giá sữa bán buôn, vì đây là biện pháp phù hợp với diễn biến tình hình thị trường hiện nay.

Trong danh mục 25 mặt hàng áp giá trần lần này, hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op có 21 mặt hàng thuộc danh mục điều chỉnh giá đang bán trên hệ thống siêu thị Co.opmart, cửa hàng thực phẩm Co.op Food, đại siêu thị Co.opXtra, trung tâm thương mại Sense City Cần Thơ, cửa hàng Co.op.

Ghi nhận trên thị trường giá sữa đã giảm, nhưng với nhiều chiêu thức “lách luật” của các hãng sữa lâu nay, người tiêu dùng còn hoài nghi giá sẽ giảm được bao lâu?

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG