Kiệt tác thiên nhiên ‘độc nhất vô nhị’ ở ngôi đình cổ trên đất Thủ

Kiệt tác thiên nhiên ‘độc nhất vô nhị’ ở ngôi đình cổ trên đất Thủ
TPO - Ở Bình Dương có một ngôi đình cổ 200 tuổi mang tên đình Tân An, cũng có tên gọi khác là đình Bến Thế. Ngôi đình này gây sức hút, mê hoặc người dân bởi những kiệt tác của thiên nhiên để lại độc nhất vô nhị.

Nằm trên ngọn đồi thấp thuộc khu phố 1, phường Tân An, TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương), đình Tân An – Bến Thế được bao bộc bởi hàng trăm cây cổ thụ quý hiếm, tạo nên một sự huyền bí đến khó tả. Ngôi đình này vào năm 2014 được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Những ai đã từng đến với vùng đất Tân An - Bến Thế hẳn sẽ lưu luyến mãi trước hình ảnh thơ mộng của cổng đình mang đậm chất cổ kính với cây đa trên trăm tuổi cùng bộ rễ chằng chịt quấn lấy 2 cổng rêu phong, cũ kỹ. Hình ảnh được các nhà làm phim Việt Nam chọn là bối cảnh chính trong các cảnh quay về làng quê Nam bộ thời xưa. Đình Tân An được xây dựng vào năm 1820 để thờ Tiên Quân Cơ Nguyễn Văn Thành - một trong những vị quan khai quốc công thần triều Nguyễn.

Kiệt tác thiên nhiên ‘độc nhất vô nhị’ ở ngôi đình cổ trên đất Thủ ảnh 1 Con đường từ cổng vào đình ấn tượng bởi lá vàng rãi khắp

Từ ngoài cổng bước vào là khu rừng quanh năm xanh tốt với nhiều loại gỗ quý như: gõ, sao, cẩm, dầu… Qua khỏi khu rừng là cổng tam quan dẫn vào bên trong ngôi đình. Trên các cột và trước các áng thờ đều có treo các bức hoành phi, liễn đối viết bằng chữ Hán rất có giá trị cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa.

Hiện nay, đình vẫn còn lưu giữ Sắc phong của vua Tự Đức ban vào năm 1853. Ngoài lưu giữ những giá trị về mặt lịch sử văn hóa, Đình Tân An còn là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân địa phương và trong vùng vào ngày Rằm tháng 11 (Âm lịch) hàng năm. Ba năm đáo lệ một lần (Chánh tế) thì tổ chức lễ hội lớn (từ ngày 14 - 16), có mời cả đoàn hát bội về hát cúng tế hàng đêm.

Theo tài liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, ban đầu đình Tân An – Bến Thế chỉ là mấy gian nhà lá đơn sơ nên đặt tên chữ là “Tương An miếu”, do nhân dân của 4 xã: Tương Bình (nay là Tương Bình Hiệp), Tương An (nay là Tân An), Tương Hòa (nay là Định Hòa) và Cầu Định (nay là Hòa Định) lập để thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh, vị trí đình được đặt tại làng Tương An.

Khoảng 30 năm sau đó, tiên tổ dòng họ Nguyễn (làm chức Ban biện) đứng ra chủ trì xây dựng lại ngôi đình với quy mô lớn, có hình dáng như bây giờ. Mặt khác, dòng họ Nguyễn là một trong những lớp cư dân đầu tiên đến vùng đất Tân An khai hoang lập nghiệp và có công trùng tu ngôi đình làng nên được dân làng tôn làm “Tiền hiền - Hậu hiền” và được thờ trong ngôi chánh điện để tỏ lòng thành kính.

Kiệt tác thiên nhiên ‘độc nhất vô nhị’ ở ngôi đình cổ trên đất Thủ ảnh 2  Đình được bao phủ bởi hàng trăm cây cổ thụ quý

Vào ngày 19 tháng 11 năm Tự Đức thứ 21 (1869), vua Tự Đức ban sắc phong cho đình Tân An nhằm công nhận ngôi đình và phong tước hiệu cho thần Thành Hoàng để nhân dân biết mà thờ tự. Sắc phong luôn được cất giữ tại Nhà thờ dòng họ Nguyễn (hiện là nhà ông Nguyễn Tri Quan). Theo sắc vua Tự Đức ban thì vị thần được thờ chính trong đình là Thành Hoàng Bổn Cảnh.

Một văn bản do vua ban ra lấy danh nghĩa công nhận hoặc gia phong tước hiệu cho một vị thần thánh nào đó (ở đây chủ yếu là cho thần Thành Hoàng ở các đình làng) nhưng thực chất đó là sự thể hiện ý chí chủ quan muốn khẳng định quyền lực của triều đình phong kiến.

“Sắc phong cho Thần Thành Hoàng đình Tương An. Trước tặng là Thần Bảo An Chính Trực Hữu Thiện, giúp nước phò dân linh ứng tính đã lâu. Nay ta ít đức lãnh sứ mạng lớn, liên miên nghĩ đến công ơn Thần, nên gia tặng Thần hiệu: Bảo An Chánh Trực Hữu Thiện Đôn Ngưng. Lại chuẩn cho xã Tương An huyện Bình An thờ phụng thần như cũ. Còn Thần thì có trách nhiệm bảo vệ cho dân của ta”, trích văn bản do vua Tự Đức ban năm thứ 21 (ngày 19/11/1869).

Kiệt tác thiên nhiên ‘độc nhất vô nhị’ ở ngôi đình cổ trên đất Thủ ảnh 3 Một cây bồ đề rễ ôm trọn cổng đình gây ấn tượng, một cụ bà 81 tuổi sống gần đình cho biết khi còn nhỏ bà đã thấy cây ôm lấy cổng cho đến nay
Kiệt tác thiên nhiên ‘độc nhất vô nhị’ ở ngôi đình cổ trên đất Thủ ảnh 4 Cây bồ đề ôm lấy cổng có tuổi thọ gần 200 năm
Kiệt tác thiên nhiên ‘độc nhất vô nhị’ ở ngôi đình cổ trên đất Thủ ảnh 5 Hoa văn cổng đình vẫn tồn tại trong sự bao bộc của rễ cây bồ đề
Kiệt tác thiên nhiên ‘độc nhất vô nhị’ ở ngôi đình cổ trên đất Thủ ảnh 6 Cổng được xây dựng từ nhiều năm đã xuống cấp nhưng nhờ rễ cây ôm chặt nên đá không rơi xuống
Kiệt tác thiên nhiên ‘độc nhất vô nhị’ ở ngôi đình cổ trên đất Thủ ảnh 7 Ở một cổng đình thứ 2, một cây bồ đề cũng ôm lấy cổng tạo nên một kiệt tác tuyệt đẹp. Nhìn từ bên ngoài sẽ thấy như cây đang sống trên không.
Kiệt tác thiên nhiên ‘độc nhất vô nhị’ ở ngôi đình cổ trên đất Thủ ảnh 8 Đình được che khuất bởi những cây cổ thụ, tạo nên sự huyền bí
Kiệt tác thiên nhiên ‘độc nhất vô nhị’ ở ngôi đình cổ trên đất Thủ ảnh 9 Ngôi đình được làm bằng nhà gỗ với hoa văn tinh xảo, sau này để đảm bảo an toàn, cơ quan chức năng cho tu sửa một chút
Kiệt tác thiên nhiên ‘độc nhất vô nhị’ ở ngôi đình cổ trên đất Thủ ảnh 10 Mái lợp bằng ngói vẫn được đảm bảo dù trải qua hàng trăm năm
MỚI - NÓNG
Dải công viên ven sông Sài Gòn sắp có 'áo mới' đón tết Ất tỵ 2025
Dải công viên ven sông Sài Gòn sắp có 'áo mới' đón tết Ất tỵ 2025
TPO - Công viên chạy dọc từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm với chiều dài hơn 1 km, tổng diện tích 10ha được đề xuất thực hiện để nối dài tổ hợp công viên ven sông Sài Gòn tạo nên sân chơi công cộng có sức chứa lớn, nhiều hoạt động mới lạ, thu hút người dân và du khách đến tham quan, giải trí, tận hưởng dòng sông.