Khủng long nặng hàng tấn nhưng sao vẫn ngồi ấp trứng được như gà?

Tranh minh họa khủng long Oviraptorosauria đang nằm ấp trứng trên tổ ấp của nó. Tranh: Zhao Chuang.
Tranh minh họa khủng long Oviraptorosauria đang nằm ấp trứng trên tổ ấp của nó. Tranh: Zhao Chuang.
Một con khủng long bình thường cũng đã to lớn và nặng hơn rất nhiều so với một con tê giác trưởng thành ngày nay, vậy làm sao chúng có thể ung dung ngồi ấp mà không làm vỡ những quả trứng mỏng manh?

Trứng khủng long tuy dày và cứng hơn rất nhiều so với trứng gia cầm, nhưng việc một con khủng long mẹ nặng 1.300 kg ngồi đè lên để ấp thì thật khó tưởng tượng chúng sẽ như thế nào. Liệu những quả trứng này có bị đè bẹp rồi vỡ tan tành?

Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là những con khủng long mẹ lại rất thành thục và không có bất cứ tai nạn nào diễn ra cho tới ngày trứng nở. Tại sao lại như vậy? Có lẽ ai trong chúng ta cũng nghĩ rằng, do chúng nằm ấp theo một tư thế đặc biệt nào đó nên trứng không bị tác động nhiều lực.

Các nhà khoa học vừa có nghiên cứu mới nhất về vấn đề này. Loài khủng long Oviraptorosauria có ngoại hình nhỏ và di chuyển nhanh nhẹn, đặt những quả trứng trong một tổ ấp có dạng hình bầu dục với thành xung quanh cao và dày, hình dạng và kích thước của chiếc tổ này tùy thuộc vào ngoại hình của con mẹ.

Trứng được đặt dạt ra xung quanh và chừa lại khoảng trống lớn ở giữa tổ ấp. Khi khủng long mẹ sẽ nằm xuống, phần cơ thể sẽ lấp vào những khoảng trống trong khi phần cơ thể bên ngoài được thành bao quanh tổ giữ lại. Điều này giúp con mẹ ấp trứng nhưng vẫn giữ khoảng cách, không làm vỡ chúng.

Khủng long nặng hàng tấn nhưng sao vẫn ngồi ấp trứng được như gà? ảnh 1 So sánh tương quan hai con Oviraptorosauria với kích thước nhỏ và lớn khác nhau đang ấp trứng ở hai tổ ấp khác nhau. Những con khủng long Oviraptorosauria nhỏ hơn thường nằm đè trực tiếp lên trứng trong khi những con lớn hơn thì xây một tổ ấp với thành dày và ngồi lên nó. Tranh: Masato Hattori; Biology Letters 2018.

“Loài khủng long Oviraptorosauria qua thời gian đã hình thành nên tập tính. Điều này thậm chí giúp những con đực nằm đè lên chính móng vuốt của mình mà vẫn không bị thương,” tác giả nghiên cứu, bà Darla Zelenitsky, là trợ lý giáo sư ngành cổ sinh vật học tại Đại học Calgary ở Alberta, Canada, cho biết.

“Tuy nhiên, không còn loài chim nào ngày nay còn giữ được thói quen này dù cho loài chim được tiến hóa từ loài khủng long Theropoda. Chim hiện đại nằm trực tiếp lên trứng để ấp, có lẽ vì kích thước nhỏ bé của chúng. Những con chim lớn nhất cũng nhỏ hơn nhiều so với một con Oviraptorosauria trung bình,” bà cho biết thêm.

Khủng long nặng hàng tấn nhưng sao vẫn ngồi ấp trứng được như gà? ảnh 2 Một tổ trứng hóa thạch của khủng long Oviraptorosauria với kích thước trung bình được tìm thấy ở Trung Quốc. Tổ trứng này có đường kính 60 cm. Ảnh: Kohei Tanaka; Biology Letters 2018.

Oviraptorosauria là loài khủng long có ngoại hình kì lạ. Chúng có đầu như đầu vẹt và có mỏ không răng, bằng chứng hóa thạch cho thấy nhiều cá thể có hình dạng đầu giống chim ngày nay. Những con Oviraptorosauria phát triển từ 37 kg khi mới sinh đến 2.000 kg khi trưởng thành.

Trong nhiều năm qua, giới nghiên cứu đã tìm thấy được nhiều trứng hóa thạch, trong đó đặc biệt còn tìm thấy dấu vết về sự ấp trứng của con mẹ. Có khoảng 40 tổ trứng như vậy được tìm thấy, chúng có niên đại từ 100 triệu năm đến 70 triệu năm trước.

“Oviraptorosauria rất cầu kỳ trong việc ấp trứng, chúng sắp xếp trứng rất khéo léo. Chúng thậm chí còn tính toán được đường kính của tổ sao cho phù hợp với cơ thể của mình, cũng như khoảng trống ở giữa tổ,” bà Zelenitsky cho biết.

Khủng long nặng hàng tấn nhưng sao vẫn ngồi ấp trứng được như gà? ảnh 3 Một tổ trứng hóa thạch kích thước lớn của khủng long Oviraptorosauria. Những quả trứng được đặt dạt ra xung quanh và để một khoảng trống ở giữa cho con mẹ nằm. Đường kính của chiếc tổ ấp này vào khoảng 3 mét. Ảnh: Kohei Tanaka.

Đường kính trung bình của những tổ ấp vào khoảng từ 40 cm cho cơ thể con mẹ nặng 40 kg, cho đến 3,3 mét cho cơ thể con mẹ nặng 1.500 kg. Khoảng trống giữa tổ cũng tỷ lệ với kích thước này, điều này giúp khủng long mẹ nằm xuống vẫn có thể ấp trứng được mà không làm vỡ chúng.

Cách ấp trứng này có thể giúp khủng long mẹ không đè nát trứng và vẫn bảo vệ được trứng khỏi những mối nguy hiểm bên ngoài. Tuy nhiên, nó không giữ ấm cho trứng hiệu quả như cách ấp của các loài khác, tư thế ấp trứng và cấu tạo tổ ấp của loài Oviraptorosauria khiến cơ thể con mẹ ít tiếp xúc hơn với trứng.

Theo Theo Khám phá
MỚI - NÓNG