Trong làng có mái đình, ngôi chùa, những ngôi nhà cổ, lối ngõ, cổng làng ... vẫn mang nét trầm mặc của làng xưa.
Hàng tượng Phật bao quanh ba phía chùa làng Khúc Thủy. |
Cổng làng đề hàng chữ Mỹ tục khả phong
Khúc Thủy từ lâu đời đã có nếp sống hòa ái, trọng đạo lý, hiếu học, nhà có gia phong, làng có hương ước.
Đình làng còn lưu giữ tấm biển "Mỹ tục khả phong" triều Nguyễn ban tặng do làng có công trong chống giặc ngoại xâm. Sau lại được ban sắc tặng thưởng biển ngạch "Khúc Thủy nghĩa dân" do có công chống phỉ, 20 người đã hi sinh.
Hàng chữ Khúc Thủy nghĩa dân đề trên cổng làng Khúc Thủy.
Hiện tại trên cổng làng, mặt trước mặt sau đề hai hàng chữ "Mỹ tục khả phong" và "Khúc Thủy nghĩa dân".
Cổng đình Khúc Thủy làm kiểu tam quan chùa, phía trên có gác chuông. Hằng năm, vào rằm tháng Hai âm lịch, dân làng Khúc Thủy mở hội lớn rước tưởng niệm công đức vị Thành hoàng. Thành hoàng làng là Trần Thông, con trai của danh tướng Trần Khát Chân đời Trần.
Đình làng Khúc Thủy đã được Nhà nước công nhận là di sản Văn hóa nghệ thuật quốc gia.
Nhà thờ họ Đặng tại làng Khúc Thủy.
Các ngõ tại làng Khúc Thủy đều được đánh số như ở thành thị.
Ngõ làng Khúc Thủy chạy dài. |
Cây gạo cổ thụ trước chùa làng Khúc Thủy. |
Nét độc đáo, cũng là niềm tự hào của dân làng, là cây đa, cây gạo và hàng muỗm cổ thụ sum suê tỏa bóng đầu làng.
Hàng muỗm cổ thụ bên đình làng Khúc Thủy. |
Cổ thụ tuổi hàng thế kỷ này tự nó đã là một di sản, không chỉ bởi giá trị thiên nhiên và cảnh quan, mà còn có nét nhân văn gắn liền với lời truyền tụng lâu đời về truyền thống văn hiến của làng.
Chẳng biết lời truyền tụng có trước hay có sau ngày vị sinh đồ đầu tiên được ghi danh trên bảng vàng đại khoa, nhưng dân làng trước nay đinh ninh rằng, trước kia, năm nào cây đa mọc ra một cái đai, thì năm ấy làng có người hiển đạt.
Nay thì khách du lịch được chỉ cho xem hình thù ba cái đai xù xì rêu phong cổ kính trên thân đa, ứng với ba vị tiến sĩ họ Đào.