Trứng gà luộc
Trứng gà luộc nói chung không nên để qua đêm. Đặc biệt là trứng lòng đào, bởi khi để qua đêm, vi khuẩn gây bệnh càng sinh sôi, rất có hại cho dạ dày bởi cảm giác khó tiêu, bụng đầy hơi.
Thịt gà
Thành phần protein trong thịt gà sẽ bị thay đổi nếu được để nguội và hâm lại lần thứ hai. Điều này có thể khiến người ăn gặp phải một số rắc rối về tiêu hóa. Do đó, bạn không nên để thịt gà đã nấu qua đêm.
Nộm, gỏi
Hầu hết các món nộm, gỏi đều không cần dùng đến nhiệt độ để làm chín, vì thế sẽ chứa lượng vi khuẩn cao hơn bình thường. Nếu để món này qua ngày hôm sau, dù được bảo quản trong tủ lạnh vẫn không hạn chế được vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây ra các bệnh về đường ruột, thậm chí ngộ độc.
Hải sản để qua đêm như tôm, cua cá đã nấu chín sẽ khiến cho hàm lượng protein bị biến chất, gây tổn thương cho gan và thận. Càng nguy hiểm hơn nếu chúng được hâm đi hâm lại nhiều lần. Ảnh minh họa: Internet
Sữa đậu nành
Thời hạn sử dụng của sữa đậu nành mới nấu rất ngắn, nên sử dụng trong vòng từ 2-4 giờ ở nhiệt độ phòng, nếu để quá thời gian trên lượng vi khuẩn sẽ tăng lên đáng kể. Tốt nhất sau khi nấu chín, nên sử dụng ngay sữa đậu nành, hoặc để nguội và bảo quản trong tủ lạnh để tránh hư hỏng. Tuy nhiên, để sữa trong tủ lạnh không được quá 12 tiếng.
Các món cá
Cá để qua đêm làm cho chất protein biến đổi, từ đó hại cho chức năng gan, thận. Ngoài ra các món canh cá và hải sản nấu xong nên đổ ra bát ăn ngay trong ngày. Canh thừa đặt trong nồi inox, nồi nhôm lâu dễ sinh ra phản ứng hóa học. Nếu ăn không hết, tốt nhất là dùng nồi đất đựng và để trong tủ lạnh hoặc lấy ra để trong tô sứ hoặc tô thủy tinh.
Rau đã nấu
Rau khi được nấu chín vốn đã giảm đi ít nhiều hàm lượng vitamin C, nếu lại tiếp lục làm nóng lại thì những vitamin bổ dưỡng sẽ biến mất hoàn toàn. Ngoài ra, hàm lượng muối nitrate trong rau tương đối nhiều. Trong quá trình bảo quản, các vi khuẩn sẽ chuyển hóa thành muối nitrit độc hại, gây ra nhiều bệnh đường ruột.
Các loại nấm sau khi chế biến bạn nên ăn ngay trong ngày, bởi nếu để qua đêm, thành phần protein phức tạp trong chúng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa đặc biệt là khi hâm nóng. Ngoài ra, trong nấm và mộc nhĩ dù là nuôi trồng hay tự mọc cũng chứa nhiều nitrat.
Nếu nấm đã chế biến để trong thời gian quá dài có thể dẫn đến nguồn dinh dưỡng bị hao hụt, nitrat sinh ra độc tố, gây khó chịu cho dạ dày và cơ thể.
Khoai tây đã nấu chín
Khoai tây là một thực phẩm tốt, nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên cũng không thể để khoai tây qua đêm, nếu hâm nóng sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong khoai tây, đồng thời còn xuất hiện các chất có hại cho cơ thể con người.
Nhiều gia đình thường có thói quen nấu súp để ăn dần trong vài ngày mà không biết món ăn này nếu để qua đêm rất dễ tạo ra kết tủa gây hại. Ảnh minh họa: Internet
Không ăn món kho nhừ để qua đêm
Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, vào mùa hè các món kho nhừ không nên để qua đêm. Mặc dù được bảo quản trong tủ lạnh, cũng không hoàn toàn "phòng ngừa được nguy hiểm", bởi trong tủ lạnh chứa rất nhiều các "sát thủ" ẩn náu, sẵn sàng gây bệnh.
Hải sản
Hải sản để qua đêm như tôm, cua cá đã nấu chín sẽ khiến cho hàm lượng protein bị biến chất, gây tổn thương cho gan và thận. Càng nguy hiểm hơn nếu chúng được hâm đi hâm lại nhiều lần.