Không luật hóa việc thu phí giao thông nội đô

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định về phí giao thông nội đô không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Đường bộ và cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng.

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Luật Đường bộ vào sáng 27/6.

Trước đó, trong quá trình thảo luận vào dự thảo Luật Đường bộ, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định phí giao thông nội đô áp dụng đối với ô tô cá nhân đi vào một số khu vực đô thị trong những khung thời gian nhất định hạn chế sự phát triển quá mức của phương tiện giao thông cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại các đô thị.

Quy định này cũng giúp bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước để tăng cường hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ và hệ thống giao thông công cộng trong các đô thị.

Giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định về phí giao thông nội đô không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật và cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội chưa quy định nội dung này trong dự thảo Luật.

Không luật hóa việc thu phí giao thông nội đô ảnh 1

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đường bộ. Ảnh: Như Ý

Trước đó, khi thảo luận dự thảo Luật Đường bộ, ngày 21/5, đại biểu Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị cân nhắc bổ sung phí giao thông nội đô, áp dụng với ô tô cá nhân đi vào một số khu vực đô thị trong những khung thời gian nhất định.

Theo bà Thủy, việc thu phí sẽ hạn chế sự phát triển quá mức của phương tiện giao thông cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại các đô thị. Ngoài ra, chủ trương này còn bổ sung nguồn thu cho ngân sách Nhà nước để tăng cường hỗ trợ phát triển kết cấu, hạ tầng giao thông đường bộ và hệ thống giao thông công cộng trong các đô thị.

Bà Thủy dẫn chứng, Hà Nội, TPHCM đã xây dựng các đề án về phí nội đô hay phí kẹt xe. Tuy nhiên, do cơ sở pháp lý chưa rõ ràng, ổn định nên việc triển khai áp dụng còn khá dè dặt.

“Nếu Luật Đường bộ và Luật Phí, lệ phí có quy định chính thức loại phí này, đồng thời, giao HĐND cấp tỉnh quy định, sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho việc triển khai tại các địa phương”, bà Thủy nêu ý kiến.

Ngoài nội dung trên, Luật Đường bộ được Quốc hội thông qua cũng không bổ sung quy định về đường tốc độ cao.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để xác định bổ sung một loại cấp kỹ thuật đường bộ cần xem xét, đánh giá kỹ và cần xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Mặt khác, đường cấp I đã có thiết kế tối đa tới 120 km/h. Tham khảo quy định của một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc không quy định và không có tiêu chuẩn riêng cho đường tốc độ cao. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không bổ sung cấp đường này trong dự thảo Luật.

MỚI - NÓNG
Lý Thượng Phúc (phải) và Ngụy Phượng Hòa
Trung Quốc: Vì sao hai cựu bộ trưởng bị khai trừ đảng
TP - Ngày 27/6, Trung Quốc đã công bố thông báo khiến cả thế giới ngạc nhiên: hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc và Ngụy Phượng Hòa bị khai trừ khỏi đảng và quân đội, bị tước quân hàm và sẽ bị chuyển đến Viện kiểm sát quân sự để xem xét, truy tố theo quy định của pháp luật. Tư cách đại biểu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 20 của họ cũng bị chấm dứt.
Ông Jordan Bardella được đảng RN dự kiến cho vị trí thủ tướng Pháp. (Ảnh: Reuters)
Cử tri Pháp bước vào cuộc bầu cử mang tính bước ngoặt
TPO - Hôm nay (30/6), cử tri Pháp đi bỏ phiếu trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử quốc hội. Sự kiện này có thể dẫn đến việc hình thành chính phủ cực hữu đầu tiên ở Pháp kể từ Thế chiến thứ hai, từ đó sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn ở trái tim của Liên minh châu Âu (EU).