Không lợi dụng xử giáng chức để né cách chức

Ông Vũ Huy Hoàng (giữa) bị cách chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương và xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương
Ông Vũ Huy Hoàng (giữa) bị cách chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương và xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương
TP - Thảo luận về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, chiều 24/5, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hoàng Văn Trà đề nghị không bỏ hình thức kỷ luật giáng chức. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý phải có hướng dẫn cụ thể để không xảy ra tình trạng lợi dụng mức kỷ luật giáng chức để né cách chức.

Nên duy trì hình thức kỷ luật “giáng chức”

Theo dự thảo luật Chính phủ trình, thì kỷ luật cán bộ không còn hình thức “giáng chức”. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, “giáng chức” thực chất là bổ nhiệm vào chức vụ thấp hơn, trong khi đó tại vị trí được bổ nhiệm đã xác định đủ số lượng lãnh đạo, quản lý. “Để bảo đảm tính nghiêm minh, sự nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt là các hành vi vi phạm của công chức lãnh đạo, quản lý, tránh tình trạng lợi dụng quy định để xử lý kỷ luật ở mức độ nhẹ hơn, dự thảo luật không tiếp tục quy định hình thức kỷ luật giáng chức”, Bộ trưởng Tân nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ý kiến của cơ quan thẩm tra Ủy ban Pháp luật lại đề nghị giữ hình thức kỷ luật “giáng chức”. “Quy định hình thức xử lý kỷ luật “giáng chức” đối với những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là cần thiết, mang tính răn đe cao và thực tế thời gian qua căn cứ vào quy định này của Luật Cán bộ, công chức hình thức kỷ luật “giáng chức” cũng đã được áp dụng”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nêu.

ĐB Trần Thị Phương Hoa (Hà Nội) cũng bày tỏ sự không đồng tình với phương án bỏ hình thức giáng chức. Theo bà, nếu từ cảnh cáo mà chuyển sang ngay cách chức thì quá nặng. “Nếu như một người đang ở vị trí cấp trưởng nào đó mà khi bị cách chức thì chỉ trở thành một cán bộ thường thôi, nhưng nếu vẫn giữ giáng chức có thể xuống cấp phòng, thì cũng hợp lý”, bà Hoa nói.

Từ thực tế hoạt động, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hoàng Văn Trà cho biết, áp dụng kỷ luật giáng chức rất ít nhưng cần thiết. Ông dẫn chứng, một người đang là cấp phó được bổ nhiệm lên cấp trưởng nhưng điều hành, năng lực không đáp ứng được có thể giáng chức xuống làm cấp phó. “Tôi nghĩ nên duy trì hình thức kỷ luật giáng chức nhưng phải có hướng dẫn cụ thể để không xảy ra tình trạng lợi dụng giáng chức để né cách chức”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương bày tỏ quan điểm.

Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) nêu thực tế là khi cấp trưởng bị giáng chức thì bố trí cán bộ đó làm việc ở đâu, khi bộ máy đã ổn định? Hơn nữa, tâm lý chung, bị kỷ luật mà bố trí sang đơn vị khác thì “không nơi nào muốn nhận”. Nghị quyết của Đảng cũng nói kỷ luật ở chỗ nào thì phải sửa ở chỗ đó, không được chuyển. Bà Tâm đề nghị cần tính toán cụ thể, làm sao bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật nhưng cũng không làm mất động lực sửa khuyết điểm của cán bộ.

Kỷ luật cán bộ nghỉ hưu: Cần làm rõ tính pháp lý văn bản đã ký

Liên quan đến việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hoàng Văn Trà khẳng định, hiện đang làm và làm rất tốt, tạo hiệu ứng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng. “Luật hóa là đúng, tuy nhiên cần quy định kỹ hơn, cụ thể hơn”, ông Trà nói.

Theo ông, kỷ luật cán bộ nghỉ hưu thì phải làm rõ tính pháp lý các văn bản mà người này chịu trách nhiệm. Ví dụ, ông hiệu trưởng ký cho tôi bằng đại học, bây giờ bị cách chức hiệu trưởng thì bằng đó như thế nào? “Chúng ta cần quy định, chứ không có chuyện đổi bằng”, ông Trà nói.

“Tôi nghĩ nên duy trì hình thức kỷ luật giáng chức nhưng phải có hướng dẫn cụ thể để không xảy ra tình trạng lợi dụng giáng chức để né cách chức”.

 Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hoàng Văn Trà

Cũng theo ông Trà, thực tế có việc một hiệu trưởng được bổ nhiệm làm thứ trưởng hoặc bộ trưởng, nhưng sau đó lại bị kỷ luật cách chức thời làm hiệu trưởng. Khi đó, chức thứ trưởng, bộ trưởng sẽ xử lý ra sao”, ông Trà nêu câu hỏi. Từ đó, ông đề nghị phải nghiên cứu sâu để quy định cụ thể. Vì không có cấp dưới thì làm sao lên được cấp trên, giống như không có bằng cấp 3 thì làm sao có bằng tiến sỹ.

Đề cập việc xử lý cán bộ nghỉ hưu, ĐB Nguyễn Thị Minh Trang (Vĩnh Long) cho rằng, đã tạo được sự đồng tình của dư luận. “Việc này cho thấy cán bộ công chức hạ cánh không an toàn. Chúng ta là cán bộ với nhau thì cũng xót xa. Tuy nhiên cần được luật hóa, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và đảm bảo tính đạo lý”, bà Trang nói.

Tuy nhiên, ở góc nhìn về tính nghiêm minh, răn đe, bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ cho rằng, các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức vẫn là kiểu cũ và hiệu quả đạt được chưa cao. Bà Khánh dẫn chứng trường hợp “nâng đỡ không trong sáng ở Thanh Hóa”, vi phạm ầm ĩ, bổ nhiệm người này người kia, sai phạm đến mức Trung ương phải kỷ luật. Tuy nhiên, cán bộ đó “lánh” đi một thời gian rồi được bổ nhiệm trở lại. Chỉ đến khi dư luận phản ánh thì mới rút lại quyết định bổ nhiệm. Từ đó, bà Khánh đề nghị nghiên cứu cách thức xử lý bảo đảm nghiêm minh, phòng ngừa các vi phạm.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.